Sáng 28/11, với đa số đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sáng 28/11, với đa số đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Với luật được thông qua, tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất (tuổi nghỉ hưu) với sĩ quan theo bậc quân hàm tăng từ 1-5 tuổi so với luật hiện hành.
Cụ thể tuổi nghỉ hưu của cấp úy 50 tuổi; thiếu tá 52; trung tá 54; thượng tá 56; đại tá 58 và cấp tướng 60 tuổi.
Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, năng lực, sức khỏe và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 5 năm. Trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn theo quy định của bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Quá trình thảo luận dự thảo luật trước đó, một số ý kiến đề nghị quy định tuổi của sĩ quan quân đội thống nhất theo Bộ luật Lao động và Luật Công an nhân dân.
Đề nghị quy định tuổi nghỉ hưu phù hợp cho từng quân, binh chủng, phù hợp với tính chất, môi trường, địa bàn công tác.
Có ý kiến đề nghị giao thẩm quyền cho bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về độ tuổi nghỉ hưu ở một số chức danh chỉ huy, quản lý nhưng không cao hơn độ tuổi theo cấp bậc quân hàm.
Về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới trình bày báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay do cơ cấu, tổ chức, tính chất, nhiệm vụ, đối tượng tác chiến của quân đội và công an khác nhau.
Nếu tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội bằng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan công an hoặc bằng tuổi của người lao động theo Bộ luật Lao động sẽ không bảo đảm cho sĩ quan, nhất là sĩ quan ở các đơn vị sẵn sàng chiến đấu có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ.
Hằng năm quân đội vẫn phải tuyển sinh quân sự để sắp xếp và trẻ hóa đội ngũ cán bộ cấp phân đội, nếu tăng thêm tuổi so với dự thảo luật sẽ gây dôi dư, ùn tắc trong đội ngũ sĩ quan".
Việc tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan như dự thảo luật trình Quốc hội thông qua vừa giữ gìn được đội ngũ sĩ quan được đào tạo cơ bản, có bản lĩnh, trình độ, kinh nghiệm, sức khỏe trong chỉ huy, quản lý, nghiên cứu, tham mưu và số cán bộ có chuyên môn trình độ cao để có nhiều thời gian phục vụ quân đội, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội hiện đại.
Vừa bảo đảm sĩ quan cơ bản có đủ số năm tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu mức tối đa 75%.
Theo đó một số ý kiến đề nghị cân nhắc quân hàm cấp tướng tương xứng giữa quân đội và công an ở các tỉnh, thành phố lớn, trọng điểm; quy định rõ số lượng cấp tướng đối với từng cấp hàm...
Về nội dung này, ông Tới cho hay Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay kết luận của Bộ Chính trị nêu rõ việc quân đội không quá 415 vị trí có trần quân hàm cấp tướng.
Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc chủ trương của Bộ Chính trị, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bảo đảm số lượng vị trí có cấp bậc quân hàm cấp tướng theo quy định.
Nếu bổ sung số lượng thượng tướng cho chức vụ phó tổng tham mưu trưởng và quy định trần quân hàm cấp tướng cho chỉ huy trưởng bộ chỉ huy quân sự của 11 tỉnh trọng điểm như Luật Công an nhân dân (không quy định trần quân hàm cấp tướng cho chính ủy) thì không phù hợp với nghị quyết 51 của trung ương.
Đồng thời vượt quá số lượng cấp tướng theo quy định của Bộ Chính trị. Như vậy sẽ tác động đến tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của chỉ huy trưởng, chính ủy bộ chỉ huy quân sự, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng các tỉnh, thành phố khác và các chức danh tương đương khác trong toàn quân như sư đoàn trưởng, chính ủy sư đoàn.
Mặt khác không bảo đảm nguyên tắc cấp bậc quân hàm sĩ quan của cấp trên cao hơn cấp bậc quân hàm sĩ quan của cấp dưới, dẫn đến bất cập trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.
Hiện nay Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đang nghiên cứu, đề xuất sửa đổi nghị định và sửa đổi thông tư về chức vụ, chức danh của sĩ quan quân đội.
Trong đó xem xét, tính toán kỹ lưỡng cấp bậc quân hàm cao nhất của sĩ quan trong toàn quân, bổ sung quy định cụ thể số lượng và từng vị trí có cấp bậc quân hàm trung tướng, phó đô đốc hải quân và thiếu tướng, chuẩn đô đốc hải quân bảo đảm chặt chẽ, minh bạch và không vượt quá số lượng theo kết luận của Bộ Chính trị.
Sửa đổi những nội dung về chức vụ, chức danh tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là cấp tướng, cấp tá, cấp úy, bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với nội dung sửa đổi tại dự luật và cơ cấu, tổ chức biên chế, tính chất nhiệm vụ, tình hình thực tiễn của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân.
Chính phủ đề xuất nâng hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan quân đội cấp úy, cấp tá lên 1-4 năm để được hưởng mức lương tối đa theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Nội dung nêu trong dự thảo luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị trình tại kỳ họp 8. Chính phủ đề xuất nâng tuổi phục vụ của thiếu tá từ 48 lên 52, trung tá từ 51 lên 54, thượng tá từ 54 lên 56, đại tá từ 57 đối với nam và 55 đối với nữ lên 58. Cấp tướng vẫn giữ nguyên tuổi phục vụ là 60 đối với nam, còn nữ tăng từ 55 lên 60.
Theo dự luật, khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 5 năm. Sĩ quan là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2, dược sĩ chuyên khoa 2, tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành, sĩ quan được đào tạo chuyên sâu, đặc thù hoặc trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn theo quy định của Bộ trưởng Quốc phòng.
Sĩ quan dự bị cũng được đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu. Cấp úy sĩ quan dự bị tăng từ 51 lên 53 tuổi, thiếu tá từ 53 lên 55, trung tá từ 56 lên 57, thượng tá từ 57 lên 59, đại tá từ 60 lên 61. Cấp tướng giữ nguyên mức 63. Đối với chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã, hạn tuổi phục vụ cao nhất thực hiện theo quy định của bộ luật Lao động.
Diễu binh diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Ngọc Thành
Chính phủ cũng đề xuất sĩ quan được xét thăng quân hàm, nâng lương trước thời hạn khi chiến đấu lập chiến công xuất sắc hoặc trong công tác, nghiên cứu khoa học được tặng Huân chương. Sĩ quan hoàn thành tốt nhiệm vụ mà cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn trần quân hàm của chức vụ từ hai bậc trở lên cũng được xem xét thăng quân hàm, nâng lương trước thời hạn.
Dự thảo luật đề xuất cấp quân hàm đại tướng số lượng không quá ba, bao gồm các chức vụ: Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Quân hàm thượng thướng và đô đốc Hải quân không quá 14, gồm Thứ trưởng Quốc phòng, đô đốc Hải quân, Phó tổng tham mưu trưởng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng.
Chức vụ, chức danh có cấp bậc quân hàm cao nhất là trung tướng, phó đô đốc Hải quân, thiếu tướng, chuẩn đô đốc Hải quân có số lượng không quá 398.
Theo dự thảo, sĩ quan quân đội biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là thiếu tướng.
Sĩ quan quân đội biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là trung tướng; được phê chuẩn giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội có cấp bậc quân hàm cao nhất là thượng tướng.
Như vậy, tổng số cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng vẫn giữ nguyên như luật hiện hành, tối đa là 415. Chính phủ sẽ trình Quốc hội dự thảo luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam vào ngày 28/10, sau đó đại biểu thảo luận hội trường ngày 5/11.
Trước đó, cử tri các tỉnh Thái Bình, Hà Tĩnh và Hà Nam kiến nghị Bộ Quốc phòng nghiên cứu trình Quốc hội xem xét sửa đổi một số nội dung tại Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam để đảm bảo quyền lợi cho sĩ quan. Nguyên nhân là theo Luật hiện hành, sĩ quan cấp úy, tá trong quân đội có độ tuổi nghỉ hưu thấp hơn sĩ quan công an 3 đến 5 tuổi. Thiếu tá, trung tá nghỉ công tác ở tuổi 48, 50, khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) chưa đủ 35 năm nên không được nhận đủ lương hưu 75%. Cử tri cũng kiến nghị rút ngắn thời hạn xét thăng quân hàm; bổ sung chính sách về nhà ở, ưu đãi về nhà ở xã hội, nhà ở công vụ đối với lực lượng sĩ quan tại ngũ.
Bộ Quốc phòng sau đó có văn bản trả lời, cho biết Bộ đang tổng kết thực hiện Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên đến cấp Bộ. Hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đã được xây dựng để Chính phủ trình Quốc hội xem xét. Dự thảo bổ sung chức vụ cơ bản của sĩ quan và nâng hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan để sĩ quan cấp thiếu tá, trung tá khi nghỉ hưu cơ bản được hưởng mức lương tối đa theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Dự luật cũng hướng đến khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn về chế độ, chính sách về nhà ở đối với sĩ quan, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với hệ thống pháp luật và tính chất, nhiệm vụ của Quân đội là ngành lao động đặc biệt.
Tại phiên họp lấy ý kiến xây dựng dự thảo luật hồi tháng 7, Bộ Quốc phòng cho biết để chuẩn bị cho việc tăng hạn tuổi, Bộ sẽ tập trung vào các giải pháp như tăng chỉ tiêu đào tạo sau đại học, rà soát và đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho cán bộ thừa để tối ưu hóa cơ cấu nhân sự, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Lãnh đạo cơ quan, đơn vị chủ động luân chuyển, luân phiên cán bộ từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ địa bàn thuận lợi về địa bàn khó khăn, đơn vị khung thường trực và cơ quan quân sự địa phương.
Tuổi phục vụ tại ngũ là hạn tuổi phục vụ cao nhất theo cấp bậc quân hàm của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp được quy định tại Luật Sĩ quan và Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng. Hiện nay, đối với sĩ quan, tuổi phục vụ tại ngũ thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Luật Sĩ quan, cấp úy là 46; thiếu tá là 48; trung tá là 51; thượng tá là 54; đại tá là 57 đối với nam và 55 đối với nữ; cấp tướng nam 60, nữ 55 tuổi.
Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 10
Chiều 28/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tham dự phiên thảo luận tại Tổ 10 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, và Tiền Giang.
Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại phiên thảo luận