Đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Thái Lan (tiếng Thái: วอลเลย์บอลหญิงทีมชาติไทย) là đại diện của Thái Lan tại các giải đấu bóng chuyền quốc tế, được quản lý bởi Hiệp hội bóng chuyền Thái Lan.
Đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Thái Lan (tiếng Thái: วอลเลย์บอลหญิงทีมชาติไทย) là đại diện của Thái Lan tại các giải đấu bóng chuyền quốc tế, được quản lý bởi Hiệp hội bóng chuyền Thái Lan.
Đối đầu tốt hơn Đối đầu cân bằng Đối đầu kém hơn
Các danh hiệu được liệt kê dưới đây chỉ tính riêng Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam là đội tuyển không giới hạn tuổi, không bao gồm thành tích của Đội tuyển Việt Nam Cộng hòa và các đội tuyển trẻ của Việt Nam (U-22, U-23, Olympic)
Kể từ năm 2007, AFF Cup không tổ chức trận tranh hạng ba. Hai đội thua ở bán kết được coi là đồng giải ba.
Từ năm 2001, môn bóng đá nam bị giới hạn dưới 23 tuổi.
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Ả Rập Xê Út (tiếng Ả Rập: منتخب السعودي لكرة القدم للسيدات) là đội tuyển bóng đá nữ quốc gia chính thức của đất nước Ả Rập Xê Út. Đội bóng được quản lý bởi Liên đoàn bóng đá Ả Rập Xê Út (SAFF), cơ quan quản lý bóng đá ở Ả Rập Xê Út.
Được gọi một cách thông tục là "Những chú chim ưng xanh", Ả Rập Xê Út đã chơi trận đầu tiên vào năm 2022 trước Seychelles trong chiến thắng 2–0 trong một giải đấu giao hữu ở Maldives.
Do ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo tôn giáo ở Ả Rập Xê Út, sự phản đối tích cực của các nhà lãnh đạo chính trị và quản lý thể thao, và sự phân biệt đối xử có hệ thống đối với thể thao nữ, một đội tuyển quốc gia nữ không thể tồn tại trong một thời gian dài.[2] Việc thành lập một đội tuyển quốc gia nữ được FIFA công nhận đã bị luật pháp cấm vào năm 2008.[3] Sự phân biệt đối xử có hệ thống vẫn còn nguyên vẹn bất chấp những cải cách hạn chế, cho đến khi Vua Abdullah qua đời vào năm 2015.[4]
Với việc Vua Salman lên ngôi vào năm 2015, các cuộc đàm phán về cải cách bóng đá đã leo thang. Tuy nhiên, con trai ông, Mohammed bin Salman là người đầu tiên đi đầu các cuộc cải cách, bao gồm cả bóng đá nữ.[5] Ả Rập Xê-út cho phép phụ nữ tham dự các trận đấu bóng đá kể từ năm 2017, bước đầu tiên cho việc thành lập một đội bóng đá nữ trong tương lai.[6]
Vào tháng 12 năm 2019, Liên đoàn bóng đá Ả Rập Xê Út (SAFF) đã tổ chức cuộc thi đấu không chính thức đầu tiên dành cho nữ ở khu vực Jeddah.[7] Một giải đấu chính thức trên toàn quốc, Giải bóng đá nữ nghiệp dư của Ả Rập Xê Út, được khởi động vào tháng 2 năm 2020, tập trung tại ba thành phố lớn: Riyadh, Jeddah và Dammam.[8] Sau khi giải đấu được thành lập, những lời kêu gọi thành lập đội tuyển quốc gia nữ đã tăng lên.[9]
Vào ngày 11 tháng 8 năm 2021, SAFF đã bổ nhiệm Monika Staab làm huấn luyện viên trưởng của đội tuyển quốc gia nữ mới thành lập.[10] Ả Rập Xê Út chơi trận đầu tiên vào tháng 2 năm 2022, tham gia một giải đấu giao hữu ở Malé, Maldives.[11] Họ ra mắt vào ngày 20 tháng 2, đánh bại Seychelles trong chiến thắng 2–0.[12] Sau màn ra mắt thành công, Lamia Bin Dahlan, thành viên hội đồng quản trị của SAFF, tiết lộ kế hoạch dài hạn cho phép đội tham gia Giải vô địch bóng đá nữ thế giới đầu tiên trong vòng 10 năm tới, với mục đích trở thành thế lực thống trị vùng Vịnh, Tây Á và châu Á.[13]
Các cầu thủ sau đây đã được triệu tập cho các trận giao hữu với Seychelles và Maldives lần lượt vào các ngày 20 và 24 tháng 2 năm 2022.[15][16]
Những cầu thủ sau đây cũng đã được gọi vào đội tuyển trong 12 tháng qua.
Đội tuyển Việt Nam tham gia trở lại các giải đấu quốc tế kể từ SEA Games 1991 tại Manila, Philippines.[19] Việt Nam tham dự vòng loại FIFA World Cup lần đầu tiên với tư cách là một quốc gia thống nhất vào chiến dịch World Cup 1994. Đội tuyển quốc gia vào thời điểm đó đã không thành công trong các chiến dịch World Cup khi đều thất bại ở cả hai giải đấu năm 1994 và 1998 với chỉ một chiến thắng.
Từ năm 1996, Việt Nam là thành viên chính thức của AFF. Đội tham gia kỳ Tiger Cup đầu tiên và kết thúc ở vị trí thứ ba, sau đó đăng cai Tiger Cup lần thứ hai vào năm 1998, giải đấu mà họ thua 0-1 trước Singapore trong trận chung kết. Từ năm 2000 đến 2007, Việt Nam đều thất bại trong việc giành ngôi vô địch Đông Nam Á khi để thua ở bán kết hoặc bị loại ở vòng bảng. Cũng vào năm 1996, Việt Nam được báo chí quốc tế chú ý khi đã mời gã khổng lồ Juventus FC của Ý - đội mới giành được chức vô địch UEFA Champions League 1995–96 - sang thi đấu trong một trận giao hữu tại Hà Nội.[20]
Năm 1999, Việt Nam là chủ nhà của Dunhill Cup, một giải đấu giao hữu không chính thức. Vì chỉ là một giải đấu giao hữu không nằm trong lịch FIFA, một số đội tuyển quốc gia đã quyết định cử đội dự bị tham dự. Trong giải đấu này, Việt Nam đã có chiến thắng gây sốc 1-0 trước Nga và thủ hòa Iran 2-2, bên cạnh chiến thắng 1-0 trước Singapore; để đi tiếp với ngôi nhất bảng. Đội tuyển sau đó bị loại ở bán kết sau thất bại 1–4 trước Trung Quốc.
Tại Vòng loại AFC Asian Cup 2004, đội đã tạo ra cú sốc với chiến thắng 1-0 trước đội giành hạng tư FIFA World Cup 2002 Hàn Quốc tại Muscat, trở thành một trong những chiến công vĩ đại nhất của bóng đá Việt Nam kể từ khi thống nhất.[21]
Việt Nam đăng cai AFC Asian Cup 2007 cùng với Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Được đánh giá là đội yếu thứ hai tại giải chỉ sau đồng chủ nhà Malaysia, nhưng ở vòng bảng, Việt Nam đã đánh bại Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất 2-0, hòa 1-1 với một đội bóng vùng Vịnh khác là Qatar, trước khi để thua các nhà Đương kim vô địch Nhật Bản 1-4. Với 4 điểm giành được, Việt Nam trở thành đội đồng chủ nhà và là đội Đông Nam Á duy nhất lọt vào tứ kết, nơi đội để thua nhà vô địch năm đó là Iraq với tỷ số 0-2.
Việt Nam đã giành chức vô địch AFF Cup đầu tiên vào năm 2008, danh hiệu quốc tế đầu tiên của đội kể từ khi tái hội nhập bóng đá toàn cầu,[22] dưới sự dẫn dắt của Henrique Calisto. Cuối năm 2011, Việt Nam tăng 35 bậc, xếp thứ 99, trở lại top 100 FIFA sau bảy năm và dẫn đầu Đông Nam Á lần đầu tiên trên bảng xếp hạng FIFA.[23]
Giai đoạn từ năm 2009 đến 2014 chứng kiến sự đi xuống về thành tích của bóng đá Việt Nam. Đội đã tham dự các chiến dịch vòng loại World Cup 2010, 2014, cùng với vòng loại Asian Cup các năm 2011 và 2015, nhưng đều bị loại sớm. Đội thua chung cuộc 0–6 trước UAE ở vòng loại đầu tiên của World Cup 2010. Tại vòng loại World Cup 2014, Việt Nam chỉ có thể đánh bại Macau ở vòng đầu tiên, trước khi dừng bước trước Qatar ở vòng thứ hai. Ở vòng loại Asian Cup 2011, đội chơi không tồi khi xếp trên đội cuối bảng Liban, dù xếp sau Syria và Trung Quốc. Còn ở vòng loại Asian Cup 2015, Việt Nam thua 5 trong tổng cộng 6 trận và xếp cuối trong bảng đấu gồm UAE, Uzbekistan và Hồng Kông.
Cùng với thành tích kém cỏi ở vòng loại châu lục và thế giới, Việt Nam đã sa sút ở giải đấu khu vực. Đội đã thua Malaysia, đội sau đó trở thành nhà vô địch, trong trận bán kết AFF Cup 2010. Việt Nam thậm chí còn bị loại ở vòng bảng tại kỳ AFF Cup tiếp theo vào năm 2012 khi chỉ có được trận hòa trước Myanmar, còn lại thua Thái Lan và Philippines. Đây là thành tích kém nhất của đội ở một kỳ AFF Cup.
Đội tuyển Việt Nam bắt đầu chứng kiến những thay đổi đáng kể dưới thời huấn luyện viên người Nhật Bản Toshiya Miura, người dẫn dắt đội tuyển từ năm 2014 đến năm 2016. Đội thi đấu khá tốt ở AFF Cup 2014 khi vượt qua vòng bảng với ngôi đầu, nhưng đã không thể tiến vào trận chung kết khi thua Malaysia sau hai lượt trận bán kết với tổng tỷ số 4–5, trong đó có trận thua sốc 2–4 ngay tại sân nhà ở lượt về,[24] mặc dù trước đó đã thắng 2–1 trên sân khách ở lượt đi.[25]
Tại vòng loại World Cup 2018, Việt Nam chung bảng với Thái Lan, Indonesia, Đài Bắc Trung Hoa và Iraq (Indonesia sau đó đã bị FIFA cấm tham dự). Đội tuyển dưới sự dẫn dắt của HLV Miura đã có trận hòa đáng tiếc 1-1 trước Iraq trên sân nhà trong thế dẫn trước đến phút bù giờ cuối cùng.[26] Nhưng các trận thua đáng thất vọng trước đối thủ kình địch Thái Lan, bao gồm trận thua 0–1 trên sân khách[27] và 0–3 trên sân nhà[28] đã khiến đội bóng bị chỉ trích nặng nề. Bất chấp những đóng góp trong nỗ lực tái thiết đội tuyển, Miura đã bị VFF sa thải sau khi đội U-23 Việt Nam bị loại ngay từ vòng bảng U-23 châu Á 2016 với ba trận toàn thua. Niềm hy vọng tái thiết lúc này được đặt vào huấn luyện viên nội Nguyễn Hữu Thắng.
Dưới sự dẫn dắt của Nguyễn Hữu Thắng, đội tuyển Việt Nam một lần nữa lọt vào đến bán kết AFF Cup 2016 sau thành tích toàn thắng ở vòng bảng, nhưng đã phải chịu thất bại trước Indonesia với tổng tỷ số 3–4 sau hai lượt trận.[29][30] Tháng 8 năm 2017, việc đội U-22 bị loại ngay sau vòng bảng SEA Games 2017 dù được giới truyền thông và người hâm mộ kỳ vọng rất nhiều đã khiến HLV Nguyễn Hữu Thắng phải từ chức.
Thất bại của lứa U-22 ở SEA Games năm đó, dù chỉ là ở cấp độ trẻ, đã khiến cả nền bóng đá Việt Nam trở nên rối ren khi hầu hết người hâm mộ mất hết niềm tin để cổ vũ cho các cấp đội tuyển.[31] Do nhiều cầu thủ U-22 khi ấy cũng là trụ cột của ĐTQG, thất bại ở SEA Games đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần toàn đội. Giữa lúc đó, huấn luyện viên tạm quyền Mai Đức Chung được bổ nhiệm dẫn dắt đội tuyển Việt Nam trong hai trận đấu quan trọng ở Vòng loại thứ ba của Asian Cup 2019 với đội láng giềng Campuchia, và đã phân nào vực dậy tinh thần của cả đội khi vượt qua đối thủ này qua hai lượt trận (thắng 2–1 trên sân khách và 5–0 trên sân nhà).[32]