Học Làm Dip

Học Làm Dip

MẠ KẼM NHÚNG NÓNG – HOT DIP GALVANIZED

MẠ KẼM NHÚNG NÓNG – HOT DIP GALVANIZED

Những kỹ năng bạn có được khi theo đuổi nghề làm bánh

Người học nghề làm bánh phải thường xuyên tự thực hành để rút ra kinh nghiệm và có những sáng tạo mới trong công việc. Cách trang trí, trình bày các loại bánh cũng thể hiện tính sáng tạo của mỗi cá nhân. Người học làm bánh có thể tạo ra các tác phẩm nghệ thuật riêng từ những chiếc bánh để thu hút thực khách. Đây là khả năng có thể tạo nên thương hiệu riêng của cá nhân mình và bạn sẽ có cơ hội trở thành người nổi tiếng trong nghề mà bạn có thể tích lũy theo thời gian học nghề.

Cơ hội rèn luyện thể chất và tinh thần

Trong quá trình làm bánh, bạn sẽ luôn phải di chuyển trong gian bếp và sử dụng tay chân liên tục. Vì đây là nghề cần vận động thể chất (khác với nghề phải ngồi nhiều) nên nhiều điều kiện và cơ hội để bạn phát triển thể lực. Đầu bếp bánh không chỉ cần kỹ năng vững mà còn phải sáng tạo không ngừng để đáp ứng yêu cầu khách hàng và tạo dấu ấn riêng. Những người ở vị trí cao như tổ trưởng hay bếp trưởng thường đối mặt với quy trình phức tạp và đòi hỏi sự tập trung cao độ. Tất cả những yếu tố này khiến nghề làm bánh không chỉ đòi hỏi kỹ năng mà còn cần sức khỏe và sự bền bỉ cao.

Nghề làm bánh có nên đến trường học?

Nếu chỉ muốn làm được một món bánh nào đó thì thực tế là bạn không nhất thiết phải đến trường học mà có thể tự mày mò thực hành theo những công thức trên mạng hoặc đăng ký các khóa học trực tuyến có trả phí. Bạn cũng có thể chọn phương án “nghề dạy nghề” bằng cách tìm cơ hội làm phụ tá cho một nghệ nhân làm bánh nào đó để vừa làm vừa học. Tuy nhiên với các lựa chọn tự học kể trên thì chắc chắn bạn sẽ không được học nghề một cách bài bản với các kiến thức nền tảng vững chắc.

Thật vậy, các công thức trên mạng dù tỉ mỉ đến đâu thì bạn cũng khó biết thành phẩm của mình có đạt đủ chuẩn để hành nghề chưa vì không được người có kinh nghiệm trực tiếp đánh giá. Công việc trong gian bếp lúc nào cũng tất bật nên các nghệ nhân làm bánh dù nhiệt tình cách mấy cũng không có nhiều thời gian để truyền đạt bí kíp làm nghề một cách chi tiết cho bạn, nhất là khi công việc chính của họ lúc này không phải là giảng viên đào tạo.

Thực tế thì các công việc liên quan đến bánh trái hiếm khi đòi hỏi bạn có bằng cấp cao mà chủ yếu đánh giá năng lực tạo ra sản phẩm của đầu bếp. Mặc dù vậy nhưng Hotcourses Vietnam vẫn khuyên bạn nên chịu khó đầu tư thời gian học nghề làm bánh tại các cơ sở chính quy để trang bị cho bản thân đủ kiến thức cơ bản trong hành trình theo đuổi sự nghiệp dài hơi sắp tới. Chẳng hạn như chỉ có các chương trình đào tạo chính quy mới trang bị cho bạn tư duy sáng tạo nghệ thuật trong làm bánh hay các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến. Chưa kể hầu hết các khóa học làm bánh đều được tổ chức tại một gian bếp được trang bị đầy đủ dụng cụ chuyên nghiệp mà bạn sẽ không thể trải nghiệm nếu tự học ở nhà.

Tùy vào định hướng, quỹ thời gian và ngân sách cá nhân mà bạn có thể linh động chọn học nghề làm bánh để lấy chứng nhận (certificate), bằng Cao đẳng (Associate’s Degree), bằng Cử nhân (Bachelor’s Degree) hay thậm chí là bằng Thạc sĩ (Master). Mỗi bậc học sẽ có nội dung đào tạo khác biệt như sau:

Chương trình cấp chứng nhận nghề làm bánh thường có thời gian học ít hơn 1 năm và chỉ tập trung đào tạo kỹ năng chuyên môn bếp bánh để học viên có thể hành nghề ngay sau khi hoàn tất khóa học.

Chương trình Cao đẳng nghề làm bánh sẽ kéo dài trong vòng 2 năm. Ngoài những kiến thức chuyên môn, bạn sẽ còn dành thời gian học các lớp đại cương như Toán hoặc Viết sáng tạo. Kỹ năng tính toán rất hữu ích trong việc kinh doanh và viết lách giỏi sẽ giúp bạn quảng bá được sản phẩm của mình, nên các môn học đại cương nhìn chung không hề lãng phí thời gian.

Chương trình Cử nhân nghề làm bánh thường dành cho những bạn có định hướng theo đuổi vị trí quản lý khu vực bếp bánh tại nhà hàng hay khách sạn. Vậy nên chương trình học sẽ đào tạo thêm các kỹ năng liên quan đến quản trị nhân sự hay kinh doanh nói chung.

Chương trình Thạc sĩ nghề làm bánh sẽ tạo điều kiện cho bạn nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về các sản phẩm mình làm ra bao gồm các kiến thức về khoa học thực phẩm, giá trị dinh dưỡng hay làm chủ khẩu phần ăn của từng người. Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ bạn có thể sẽ không trực tiếp vào bếp làm bánh mà giữ vai trò tư vấn dinh dưỡng hoặc giám sát toàn bộ quá trình sản xuất của một loại bánh trên thị trường.

Một số môn học trong các chương trình dạy làm bánh bạn có thể tham khảo như:

Cách sử dụng và bảo quản đồ nghề làm bánh

Tìm hiểu về nguyên liệu làm bánh

Vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến

Kỹ năng làm việc nhóm rất quan trọng

Gian bếp ở nhà hàng, tiệm bánh hay khách sạn có thể được xem là một văn phòng thu nhỏ mà trong đó bạn phải làm việc chung với nhiều người. Bạn có thể một mình làm bánh nhưng nhưng các công đoạn khác như chuẩn bị nguyên liệu hay bày trí cho khách hàng xem sẽ do người khác đảm nhiệm. Vì vậy bạn cần tập kỹ năng làm việc nhóm để có thể phối hợp ăn ý với mọi người vì mục đích chung là đem lại sản phẩm chất lượng nhất cho thực khách.

Những điều cần biết về du học tại Đức vừa học vừa làm

1. Đối với sinh viên đại học khi du học Đức

Người lao động đổ về Đức tìm việc làm ngày càng đông, vì vậy nguồn cung lao động cũng dư thừa đáng kể. Nhóm công việc lao động chân tay hay những công việc ít đòi hỏi tiếng Đức và kinh nghiệm càng trở nên cạnh tranh hơn. Mặc dù bị hạn chế thời gian làm việc do lịch trình học nhưng sinh viên du học tại Đức vẫn có thể tìm được những công việc làm thêm như phục vụ bàn, làm việc ở cửa hàng thức ăn nhanh, bán hàng, …. nhờ sự nhanh nhẹn và khả năng giao tiếp linh hoạt.

Theo Luật Ngoại kiều Đức và Luật Lao động hiện hành, sinh viên du học muốn tham gia lao động hay làm thêm kiếm thu nhập phải được Sở Lao động địa phương và Sở Ngoại kiều đồng ý cấp phép. Giấy phép Lao động (Arbeitserlaubnis) này, bạn phải xin trước khi bắt đầu tham gia vào lao động.

Tuy nhiên nếu là sinh viên chính thức của các trường đại học thì được miễn giấy phép khi làm thêm trong 90 ngày/năm với 8 tiếng/ngày hoặc 180 ngày/năm nếu làm 4 tiếng/ngày, không phân biệt ngày thường hay các kỳ nghỉ, lễ. Nhưng nếu bạn làm việc hơn 20 tiếng một tuần, thì tuần đó được tính là 7 ngày. Và với mức thu nhập trên 450 Euro/tháng, bạn sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Trong trường hợp thực tập, nếu kỳ thực tập có quy định trong chương trình học thì du học sinh Đức làm thêm sẽ không cần xin Giấy phép lao động và cũng sẽ không áp dụng tính 90 ngày hay 180 đối với nửa ngày, kể cả đối với thực tập có tính lương. Tuy nhiên, nếu kỳ thực tập không có trong chương trình học của bạn thì bạn cần phải có Giấy phép lao động hoặc thời gian đó sẽ được tính theo quy định 90 ngày (180 nửa ngày).

Trường hợp bạn đang là sinh viên tham gia khóa tiếng Đức thì không được phép lao động.

2. Đối với sinh viên du học Đức hệ dự bị đại học

Sinh viên hệ dự bị đại học (Studienkolleg) chỉ có thể tham gia lao động trong những dịp nghỉ hè và nghỉ đông. Bên cạnh đó bạn vẫn cần được Sở Lao động địa phương, Sở Ngoại kiều đồng ý cấp giấy phép.

3. Mức lương bạn có thể kiếm được là bao nhiêu?

Chính phủ Đức hỗ trợ cho sinh viên rất nhiều thứ: Giảm tiền ăn ở các nhà ăn sinh viên, miễn phí đi lại bằng các phương tiện giao thông công cộng trong nội bộ của bang, được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế và sức khỏe tốt với mức bảo hiểm tối thiểu, ...

Sinh viên du học tại Đức có thể đi làm vào các ngày cuối tuần hoặc vào các kỳ nghỉ, chưa kể làm thêm vào các ngày bình thường, mức thu nhập của bạn có thể được tính như sau.

10 ngày làm việc một tháng là tương đương với 120 ngày làm việc trong năm, mỗi ngày trung bình 8 tiếng đồng hồ, bạn có thể đạt mức thu nhập: 8 tiếng/ngày x 120 ngày/năm x 7 Euro/giờ = 6.720 Euro/ năm. Sau khi trừ đi các khoản phí sinh hoạt, mỗi năm bạn có thể tiết kiệm được tương đối ít nhất là 720 Euro.

Trong trường hợp, bạn đi làm thêm vào cả các ngày bình thường, trung bình mỗi ngày bạn chỉ làm tầm khoảng 2 tiếng, mức thu nhập của bạn sẽ là: 2h/ngày x 7 Euro/ h x 20 ngày/ tháng x 12 tháng = 3.360 Euro/ năm. Phép tính này chưa bao gồm thời gian làm thêm vào những ngày nghỉ dài trong năm.

Lưu ý là mức 7 Euro/ ngày chỉ là mức tối thiểu tại Đức. Nếu bạn giỏi tiếng Đức, bạn thậm chí còn có thể đạt mức thu nhập cao hơn gấp 2 – 3 lần.

Như vậy, nếu đi du học Đức vừa học vừa làm, bạn không những được học ở môi trường giáo dục hàng đầu thế giới mà còn kiếm thêm thu nhập cho gia đình và bản thân. Rõ ràng du học Đức có ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều các quốc gia khác. Chất lượng đào tạo đẳng cấp thế giới mà học phí lại rẻ, được chính phủ Đức hỗ trợ và còn có điều kiện đi làm thêm để tăng số dư trong tài khoản ngân hàng. Bạn sẽ nhận ra rất nhiều điều mới mẻ khi trải nghiệm làm thêm ở Đức. Tuy nhiên hãy đảm bảo là việc làm thêm không làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của bạn.

Một điểm thuận lợi khác đó là với mô hình du học nghề tại Đức thì ngay cả các bạn học sinh mới tốt nghiệp trung học phổ thông và chưa có chứng chỉ tiếng Đức, vẫn có thể đăng ký du học Đức vừa học vừa làm. Điều đó giúp ước mơ du học Đức của nhiều bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Tags: học bổng du học nghề đức, du học cao đẳng đức, du học nghề điều dưỡng tại đức, chi phí du học đức, du học đức cần bao nhiêu tiền, du học đức miễn phí, việc làm thêm du học sinh tại đức