Luyện tập 1 trang 96 Địa Lí 10: Vì sao ở các nước phát triển có tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP cao?
Luyện tập 1 trang 96 Địa Lí 10: Vì sao ở các nước phát triển có tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP cao?
Theo kết luận, quá trình hoạt động, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã xây dựng "hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát" với hơn 1.000 doanh nghiệp gồm các công ty con, công ty thành viên trong và ngoài nước, được chia thành nhiều tầng lớp, với hàng trăm cá nhân được thuê đứng tên đại diện pháp luật. Những người được thuê này đều có quan hệ họ hàng hoặc là cán bộ, công nhân viên Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
"Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát" được chia làm 4 nhóm chính có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Cụ thể, nhóm định chế tài chính Việt Nam gồm SCB, Công ty Chứng khoán Tân Việt, Công ty CP đầu tư tài chính Việt Vĩnh Phú. Trong đó SCB có vai trò "đặc biệt quan trọng", được sử dụng như một công cụ tài chính để cấp vốn cho các công ty trong "hệ sinh thái".
Nhóm công ty có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam phần lớn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn… đều là công ty có vốn điều lệ lớn, nắm cổ phần chi phối các công ty con, công ty thành viên…
Nhóm các công ty được gọi là "công ty ma" tại Việt Nam, được thành lập để lấy pháp nhân góp vốn đầu tư vào các dự án, vay vốn ngân hàng, thực hiện việc đảo nợ hoặc ký hợp đồng hớp tác, thi công…
Mạng lưới công ty tại nước ngoài: Trương Mỹ Lan xây dựng mạng lưới nhiều công ty vỏ bọc, tại các vùng lãnh thổ, quốc gia "thiên đường thuế" phục vụ hoạt động đầu tư, kinh doanh tại nước ngoài hoặc sử dụng danh nghĩa "nhà đầu tư nước ngoài" đầu tư vào Việt Nam có nhiệm vụ quản lý vốn, tài sản của gia đình Trương Mỹ Lan tại nước ngoài.
Với chủ trương lợi dụng hoạt động của ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu kinh doanh của "hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát", bà Trương Mỹ Lan đã thâu tóm 3 ngân hàng tư nhân bằng việc mua, sở hữu phần lớn số lượng cổ phần rồi thao túng.
Từ tháng 12-2011, bằng hình thức nhờ người đứng tên sở hữu cổ phần, bà Lan nắm giữ hơn 81% cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ), hơn 98% cổ phần của Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và hơn 80% cổ phần của Ngân hàng TMCP Đệ Nhất.
Sau khi ba ngân hàng trên hợp nhất thành SCB, bà Lan tiếp tục nhờ người đứng tên hơn 85% cổ phần của nhà băng này. Chủ tịch Vạn Thịnh Phát tiếp tục mua và nhờ người đứng tên để tăng tỉ lệ sở hữu cổ phần tại SCB lên hơn 91% vào ngày 1-1-2018.
Với việc sở hữu, nằm quyền chi phối số cổ phần của SCB, bà Trương Mỹ Lan đã đưa người của mình hoặc sử dụng các cá nhân tin tưởng, thân tín đều là những người có trình độ, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vào các vị trí chủ chốt của nhà băng này. Họ đều nghe theo chỉ đạo của bà Lan và được trả mức lương cao từ 200-500 triệu đồng/tháng.
Bằng cách thâu tóm, nắm giữ cổ phần chi phối, điều hành hoạt động ngân hàng thông qua nhóm lãnh đạo chủ chốt tại SCB, bà Trương Mỹ Lan sử dụng nhà băng này như "một công cụ tài chính để huy động tiền gửi của người dân và các tổ chức…".
Tuy nhiên trong hoạt động cho vay, SCB lại chủ yếu phục vụ mục đích cá nhân của Trương Mỹ Lan, kết luận nêu.
Kết quả điều tra xác định từ ngày 1-1-2012 đến ngày 7-10-2022, SCB đã cho vay, giải ngân cho 1.366 khách hàng, trong đó liên quan trách nhiệm của Trương Mỹ Lan và đồng phạm vay 2.500 khoản với tổng số tiền 1.066.608 tỉ đồng.
Đến ngày 17-10-2022, các khoản vay tại SCB còn dư nợ hơn 677 ngàn tỉ đều thuộc nhóm không có khả năng thu hồi. Trong đó dư nợ gốc các khoản vay của bà Trương Mỹ Lan chiếm 93% tổng dư nợ gốc của hơn 23.000 khoản vay còn dư nợ tại SCB.
Theo kết luận, sau khi thâu tóm SCB, bà Trương Mỹ Lan đã thông qua các cá nhân thân tín, giữ vai trò chủ chốt tại đây và các cán bộ chủ chốt tại Vạn Thịnh Phát triển khai các hoạt động rút tiền của ngân hàng dưới hình thức giải ngân cho các hồ sơ vay được lập khống. Thậm chí có nhiều khoản vay rút tiền trước hoàn thiện hồ sơ sau.
Mỗi khoản cần rút ra, trong các giai đoạn đều có cách làm khác nhau và được giao cho từng nhóm của Vạn Thịnh Phát để dựng công ty "ma", "vẽ" ra phương án đầu tư tại các dự án, giao cho các bộ phận tính toán tài sản đảm bảo cho phù hợp….
Theo kết luận, Ngân hàng SCB đã huy động tiền gửi từ 50 chi nhánh nhưng chỉ tập trung giải ngân đối với nhóm Trương Mỹ Lan - Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại 3 đơn vị hội sở, 3 chi nhánh lớn, nhỏ lẻ ở 6 chi nhánh.
Các hồ sơ cho vay, giải ngân của nhóm Trương Mỹ Lan tại các đơn vị, chi nhánh trên đều có ký hiệu theo dõi riêng như "HSTT", "phương án, dự án" để các nhân viên ngân hàng nhìn vào đều hiểu là cho vay các công ty trong "hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát".
Thực hiện hoạt động này, Trương Mỹ Lan đã giao cho các thân tín tại SCB phối hợp cùng các thuộc cấp tại Vạn Thịnh Phát sử dụng các phương án vay vốn khống đã tạo lập để thực hiện giải ngân, chuyển tiền vào các tài khoản của cá nhân, pháp nhân "ma" để thực hiện chuyển tiền ra khỏi hệ thống ngân hàng hoặc cho các cá nhân, pháp nhân rút tiền mặt nhằm cắt đứt dòng tiền.
Theo kết luận, thủ đoạn của nhóm Trương Mỹ Lan sử dụng để vay tiền SCB gồm: Tạo lập khách hàng vay vốn khống, thuê hoặc nhờ người đứng tên tài sản; Tạo lập hồ sơ vay khống; Đưa tài sản đảm bảo được định giá trị, để tạo ra một bộ hồ sơ đúng như quy định nhằm che giấu, đối phó với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, thực chất là để "rút ruột" ngân hàng.
Hầu hết các khoản vay của Trương Mỹ Lan - Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được giải ngân trước và thực hiện hợp thức sau, C03 cáo buộc.
Theo quy trình thông thường, ngân hàng chỉ giải ngân khi đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý về thế chấp tài sản đảm bảo, nhưng thực tế đối với 1.284 khoản vay của bà Lan còn dư nợ, chưa có thủ tục thế chấp khi giải ngân, số còn lại tài sản bảo đảm chủ yếu là cổ phần, quyền tài sản.
Kết quả xác minh hồ sơ vay vốn 1.284 khoản vay của nhóm Trương Mỹ Lan còn dư nợ tại SCB thì có 201 khoản vay, hồ sơ vay vốn không có phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Các khoản vay này giải ngân hơn 10.000 tỉ, đến nay tổng dư nợ 11.600 tỉ.
Nhóm của Trương Mỹ Lan còn tạo lập, sử dụng khách hàng vay vốn khống, thuê người đứng tên tài sản đảm bảo để vay 1.200 khoản tại SCB.
Nhóm bà Lan đã thành lập hàng nghìn pháp nhân, thuê hàng nghìn cá nhân làm đại diện pháp luật, đứng tên cổ đông, đứng tên ký hồ sơ vay vốn, đứng tên tài sản bảo đảm để hợp thức rút tiền của Ngân hàng SCB.
Sở dĩ "kho" pháp nhân này càng ngày càng phình to ra vì phải thành lập nhiều pháp nhân, "dựng" nhiều cá nhân mới để đứng tên khoản vay thì khi kiểm tra tín dụng sẽ không có dư nợ tín dụng lớn, kết luận nêu.
Để Trương Mỹ Lan và đồng phạm thực hiện được hành vi rút tiền, chiếm đoạt tiền từ SCB thông qua thủ đoạn vay còn có sự tiếp tay của các đối tượng tại các công ty thẩm định giá.
Lãnh đạo, nhân viên các công ty này không thực hiện công tác thẩm định nhưng đã phát hành các chứng thư thẩm định giá tài sản theo yêu cầu của SCB để thông đồng, hợp thức thủ tục vay vốn, nâng khống giá trị.
Trong đó, từ ngày 9-2-2018 đến 7-10-2022, bà Lan chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn rút tiền chiếm đoạt của Ngân hàng SCB, qua đó chiếm đoạt số tiền hơn 304.000 tỉ đồng.
Hành vi trên phạm vào tội tham ô tài sản. Ngoài ra, hành vi này của bà Lan còn gây thiệt hại số tiền lãi phát sinh hơn 129.000 tỉ đồng.
Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc đã chi phối, lũng đoạn và chỉ đạo hoàn toàn hoạt động của SCB, có vai trò là người tổ chức, chủ mưu, cầm đầu để thực hiện hành vi tham ô tài sản với số tiền đặc biệt lớn.
Hành vi phạm tội của bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm được thực hiện với lỗi "cố ý trực tiếp", có dự mưu từ trước, được chuẩn bị, tổ chức thực hiện hết sức công phu, tỉ mỉ và có "kịch bản". Các bị can đã thao túng, lũng đoạn, bất chấp các quy định pháp luật để thực hiện phạm tội.
"Đây là tổ chức tội phạm có quy mô rất lớn, hoạt động hết sức manh động nhưng cũng rất tinh vi, xảo quyệt, hậu quả mà tổ chức tội phạm này gây ra là đặc biệt lớn về kinh tế, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngành ngân hàng, uy tín của Nhà nước trong quản lý kinh tế", kết luận nêu.
Ngày 22/4, TAND tỉnh Lâm Đồng xét xử sơ thẩm vụ 3 chị em lừa đảo chiếm đoạt gần 560 tỉ đồng của Ngân hàng Techcombank (TP HCM).
Cụ thể, ba bị cáo (ba chị em) bị truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm: Phan Thành Chính (49 tuổi), Tổng giám đốc (TGĐ) Công ty CP XNK Công Chính (trụ sở TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng); Phan Thị Lan (53 tuổi), Phó TGĐ Công ty Công Chính và Phan Thành Lập (35 tuổi), Phó TGĐ Công ty Công chính kiêm Giám đốc Công TNHH XNK Thái Nguyên (trụ sở tại huyện Di Linh, Lâm Đồng).
Cùng bị truy tố trong vụ án này có các bị cáo Lương Hữu Lâm (46 tuổi), Đinh Thị Hiền (51 tuổi) nguyên là Giám đốc và Phó giám đốc Techcombank (TP HCM); Bùi Minh Hải (32 tuổi), nguyên Phó phòng Doanh nghiệp Techcombank (TP HCM); Phạm Phú Phong (39 tuổi), Nguyễn Thúy Hằng (39 tuổi), nguyên chuyên viên khách hàng của Techcombank (TP HCM); Huỳnh Xuân Quang (52 tuổi), giám định viên Công ty Cafe Control (FCC), Trưởng trạm FCC tại Lâm Đồng.
Theo cáo trạng, từ tháng 3/2009 đến 1/2011, ba chị em Chính đã dùng thủ đoạn gian dối trong việc lập hồ sơ vay vốn để Techcombank giải ngân đối với 63 khế ước và chiếm đoạt gần 560 tỉ đồng.
Sau khi đại diện Viện KSND tỉnh Lâm Đồng đọc cáo trạng, Chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Hoàng Thị Minh Hương đã dành trọn buổi sáng xét hỏi ba chị em Lan, Chính và Lập.
Buổi chiều tòa xét hỏi bị cáo Huỳnh Xuân Quang và các bị cáo nguyên là cán bộ Ngân hàng Techcombank.
Bị cáo không có ý lừa đảo chiếm đoạt tài sản!?
Phan Thành Chính khai nhận đến tháng 3/2010 tổng cộng tiền thua lỗ của Công ty Công Chính là trên 300 tỉ đồng. Nhưng để được Ngân hàng Techcombank (TP HCM) ký hợp đồng cấp hạn mức tín dụng 24 triệu USD, Chính đã lập báo cáo tài chính gởi kèm hồ sơ vay vốn thể hiện các năm từ 2005 đến 2008 kinh doanh đều có lãi.
“Bị cáo muốn vay vốn để vực lại công ty chứ không có ý lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Techcombank”, Chính giãi bày tại phiên xét xử.
Thủ đoạn lừa đảo của Chính là lợi dụng việc chỉ cần gởi bản fax hồ sơ vay vốn về Techcombank là được giải ngân, nên Chính đã chỉ đạo Lan và Lập chỉnh sửa nội dung, photo cắt dán chữ ký, con dấu của các đối tác trong và ngoài nước trước đây để làm giả tới 96 hợp đồng kinh tế đưa vào hồ sơ vay vốn.
Bị cáo Phan Thị Lan và Phan Thành lập đều khai việc làm các bộ hồ sơ giả để vay tiền là theo sự chỉ đạo của Chính.
“Bị cáo biết hành vi đó là sai nhưng vẫn làm vì mong muốn cứu công ty khỏi thua lỗ”, bị cáo Lan nói trước tòa.
Còn bị cáo Lập khai làm hồ sơ giả vay tiền để giúp cho anh Chính, chị Lan trong lúc khó khăn chứ bị cáo không sử dụng số tiền vay của Techcombank.
Bùi Minh Hải, nguyên Phó phòng Doanh nghiệp Techcombank (TP HCM) khai, thời điểm đó Techcombank ủy quyền cho Huỳnh Xuân Quang (Trưởng trạm FCC tại Lâm Đồng) giám định và xác nhận hàng hóa trong kho của khách hàng, chỉ cần Quang ký xác nhận là hồ sơ của Công Chính và Thái Nguyên fax về là hợp lệ.
Hải thú nhận: “Bản thân bị cáo quá tin tưởng giám định của FCC nên mỗi khi lên Bảo Lộc chỉ kiểm tra qua loa”.
Bị cáo Lương Hữu Lâm, nguyên Giám đốc Techcombank (TP HCM), cho biết Công ty Công Chính trước đây vay nhiều lần và rất sòng phẳng, là khách hàng lớn của Techconbank nên được tạo điều kiện vay vốn dễ dàng.
Chủ tọa phiên tòa hỏi, có phải do các bị cáo nhận thức đã có FCC kiểm tra nên khi cho vay không cần kiểm tra?
Bị cáo Lâm thừa nhận: “Tôi thấy việc quản lý có thiếu sót, có sơ hở trong việc ký hợp đồng vay tiền qua bản fax nên không phát hiện ra những sai trái của khách hàng”.
Còn bị cáo Đinh Thị Hiền, nguyên Phó giám đốc Techcombank (TP HCM), người đã ký cho Công ty Thái Nguyên vay 134 tỉ đồng, khai “Bị cáo có kiểm tra… trên bề mặt hồ sơ. Bị cáo tin sự giám sát hàng hóa của FCC, vì quy định nếu FCC kiểm tra hàng hóa của khách hàng mà không đủ số lượng thì FCC phải bồi thường”.
Các bị cáo Phạm Phú Phong và Nguyễn Thúy Hằng, nguyên chuyên viên khách hàng của Techcombank (TP HCM), cũng thừa nhận vì quá tin vào FCC nên thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, kiểm soát lại hồ sơ giải ngân dẫn đến việc trình hồ sơ cho vay không đúng.
Bị cáo Huỳnh Xuân Quang khai: “Trong quá trình kiểm tra hàng hóa của Công Chính và Thái Nguyên, bị cáo chỉ đếm bao cà phê theo từng dãy và ước lượng, không cân ký cụ thể. Bị cáo cảm thấy mình làm chưa hết trách nhiệm”.