Xuất Khẩu Theo Chỉ Định Của Thương Nhân Nước Ngoài

Xuất Khẩu Theo Chỉ Định Của Thương Nhân Nước Ngoài

Sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận, thương nhân không hiện diện được thực hiện các quyền xuất khẩu, nhập khẩu như: Được xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa cấm, tạm ngừng xuất, nhập khẩu; đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo lộ trình trong các cam kết quốc tế, thực hiện theo lộ trình cam kết; được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật trên cơ sở hợp đồng mua hàng ký với thương nhân Việt Nam... và phù hợp với nội dung Giấy chứng nhận; được trực tiếp làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật…

Sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận, thương nhân không hiện diện được thực hiện các quyền xuất khẩu, nhập khẩu như: Được xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa cấm, tạm ngừng xuất, nhập khẩu; đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo lộ trình trong các cam kết quốc tế, thực hiện theo lộ trình cam kết; được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật trên cơ sở hợp đồng mua hàng ký với thương nhân Việt Nam... và phù hợp với nội dung Giấy chứng nhận; được trực tiếp làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật…

Điều kiện đặt ra để thực hiện chỉ định thầu trong trường hợp cụ thể

Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu (2), (3), (5), (6) phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án;

– Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

– Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu;

– Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay;

– Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;

– Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

Đối với gói thầu thuộc trường hợp chỉ định thầu đã được liệt kê ở trên và đáp ứng điều kiện đặt ra để thực hiện chỉ định thầu nhưng vẫn có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác như: Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, … thì khuyến khích áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác.

Quy định về tìm người thân tại nước ngoài theo quy định thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn:Xin chào luật sư: Em có vài điều muốn nhờ luật sư tư vấn giúp em ạ.Em hiện đang ở việt nam,người yêu em là việt kiều canada. Người yêu em vê việt nam đã lâu.em và người yêu chung sống như vợ chồng và có nhau 1 đứa con. Gần đây người yêu em về canada và mất tin tức và anh ấy cũng không liên lạc gì đến em.

Cho em hỏi nếu như theo luật hôn nhân và gia đình thì em làm sao và nhờ đến thẩm quyền nào để tìm giúp đở ạ. Mong sớm có sự giúp đở của luật sư ạ

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Trước hết để tìm thấy người yêu đang sống tại Canada thì a/c cần nắm được các thông tin về nhân thân cũng như địa chỉ nơi cư trú của người này. Nếu a/c đã sử dụng các biện pháp tìm kiến nhưng vẫn không thể liên lạc được thì bạn có thể cung cấp các thông tin của người này cho Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài để được giúp đỡ.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng mà trong đó, bên mời thầu là bên đặt ra các điều kiện để bên nhận thầu, nhà đầu tư đáp ứng. Hiện nay, pháp luật quy định 7 hình thức lựa chọn nhà thầu, trong đó chỉ định thầu là hình thức mà chỉ có duy nhất một nhà thầu, một nhà đầu tư tham gia dự thầu. Để tìm hiểu về vấn đề này, LawKey xin cung cấp tới khách hàng bài biết sau: Chỉ định thầu theo quy định của Luật Đấu thầu 2013.

Theo quy định tại Điều 22 Luật Đấu thầu 2013, các trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với nhà thầu và nhà đầu tư bao gồm:

Áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với nhà đầu tư

Căn cứ Khoản 4 Điều 22 Luật Đấu thầu 2013, Khoản 3 Điều 9 Nghị định 30/2015/NĐ-CP thì hình thức chỉ định thầu đối với nhà đầu tư áp dụng trong các trường hợp sau:

– Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển; chỉ có một nhà đầu tư trúng sơ tuyển;

– Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn;

– Dự án do nhà đầu tư đề xuất đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất bao gồm:

+ Dự án đầu tư có sử dụng đất có mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo.

Dự án khả thi và hiệu quả cao nhất được Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Có báo cáo nghiên cứu khả thi (đối với dự án theo phương thức đầu tư PPP) hoặc đề xuất dự án (đối với dự án thoe phương thức đầu tư PPP nhóm C) được phê duyệt;

– Nhà đầu tư đề xuất giá dịch vụ hoặc vốn góp của Nhà nước hoặc lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước hợp lý;

– Đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo.

Xem thêm: Sự khác biệt giữa các hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu

Xử lý vi phạm trong đấu thầu được quy định như thế nào?

Trên đây là tư vấn của LawKey về Hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư Chỉ định thầu. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với LawKey để được tư vấn, giải đáp thắc mắc.

V/v hoạt động mua bán hàng hóa của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ___________________

Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2023

Kính gửi: Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính)

Trả lời công văn số 4698/TCHQ-GSQL ngày 11 tháng 9 năm 2023 của Tổng cục Hải quan về hoạt động mua bán hàng hóa của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, Bộ Công Thương có ý kiến như sau:

1. Khoản 3 Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương quy định như sau:

“3. Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam có quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

- Khoản 3 Điều 3 Nghị định 90/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam quy định:

“3. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; quyền xuất khẩu; quyền nhập khẩu; quyền phân phối được giải thích tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ.”

Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ được thay thế bởi Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, Điều 2 và Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu như sau:

“2. Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền mua hàng hóa từ các đối tượng không phải là thương nhân để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

3. Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. ”

- Trường hợp thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam chỉ được thực hiện trong phạm vi quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 90/2007/NĐ-CP và Nghị định số 09/2018/NĐ-CP nêu trên và cần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam theo Nghị định số 90/2007/NĐ-CP.

2. Trường hợp thương nhân nước ngoài đặt gia công hàng hóa tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Mục I. Gia công trong thương mại tại Chương VI Luật Thương mại 2005, Điều 51 Luật Quản lý ngoại thương và Chương V. Gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

Bộ Công Thương xin gửi ý kiến để Tổng cục Hải quan tổng hợp./.

Người nước ngoài muốn mở một công ty thương mại xuất nhập khẩu về lĩnh vực máy tính, thì có thể trực tiếp đứng tên thành lập công ty ấy không? Nếu có, liệu có hạn chế gì với người nước ngoài hay không? Xin cám ơn!

Căn cứ vào khoản 1, Điều 13, Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì bạn của anh chị hoàn toàn có quyền thành lập công ty TNHH tại Việt Nam.

Theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

Điều 7. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư

1. Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức 100% vốn để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.

2. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam được hợp tác với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới.

3. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Do bạn của bạn muốn kinh doanh về lĩnh vực  xuất khẩu, nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, bạn của bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

Hiện nay, thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với ngành nghề kinh doanh có điền kiện sẽ căn cứ vào quy mô vốn đầu tư của Dự án. Cụ thể như sau:

1. Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện:

Theo Điều 46, Nghị định 108/2006/NĐ-CP, hồ sơ thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện là: (i) Văn bản đăng ký đầu tư (theo mẫu); (ii) Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh; (iii) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm); (iv) Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; và (v) Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng.

2. Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 47: “Đối với dự án đầu tư trong nước, dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và dự án thuộc Danh mục dự án đầu tư có điều kiện thì phải thực hiện thủ tục thẩm tra để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư”

Theo Điều 47, Nghị định 108/2006/NĐ-CP, hồ sơ thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện là: (i) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu); (ii) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư; (iii) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm); (iv) Giải trình kinh tế - kỹ thuật; (v) Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh; (vi) Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện tham gia thị trường; và (vii) Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Như vậy, việc thành lập công ty của bạn bạn sẽ phải thực hiện thủ tục thẩm tra để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Một số vấn đề cần lưu ý thêm về điều kiện thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với nhà đầu tư nước ngoài

Theo quy định tại Phụ lục III của Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư thì lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Bạn của bạn cần phải xin cấp phép về xuất khẩu, nhập khẩu

Bạn cũng có thể tham khảo thêm Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/11/2006 của Chính phủ.

Về quyền hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài căn cứ theo:

+ Khoản 4 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu" là quyền của doanh nghiệp.

+ Điều 3 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/11/2006 của Chính phủ Quy định chi tết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, quy định quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu.

Xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi ĐKKD doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu cụ thể cái gì. Khi doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì Doanh nghiệp chỉ kê khai đăng ký thông tin đăng ký thuế là có hoạt động "Xuất nhập khẩu". Thông tin về việc doanh nghiệp có đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu hay không được thể hiện tại mạng đăng ký kinh doanh quốc gia.v.v… đồng thời được liên thông với nhiều cơ quan như cơ quan Thuế, Hải quan ...

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành; doanh nghiệp có đủ điều kiện mới được hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, cụ thể:

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thương mại hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành.

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn, chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan.

Có thể bạn chưa biết: Quy trình xin giấy phép lao động cho người nước ngoài