1. Tổ chức triển khai Chiến lược Nhân sự - Triển khai, giám sát thực hiện chiến lược Tuyển dụng nhằm chiêu mộ nhân tài - Cùng Trưởng phòng và Giám Đốc xây dựng, triển khai, kiểm soát hiệu quả hoạt động nhân viên toàn công ty qua hệ thống KPI, Đánh giá năng lực, hiệu suất làm việc từng nhân viên. - Giám sát việc thực hiện và tuân thủ hệ thống tiêu chí Đánh giá (KPI), Hiệu quả công việc của tất cả các vị trí theo từng giai đoạn. - Phối hợp các bộ phận liên quan xây dựng và điều chỉnh hệ thống quy chế, quy trình, qui định, nội quy, chính sách liên quan đến lao động. - Đánh giá tình hình biến động nhân sự nội bộ và thị trường, đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm duy trì sự ổn định nhân sự nội bộ. - Xây dựng và đề xuất các chương trình đào tạo phù hợp cho nhu cầu phát triển nguồn lực - Hoàn thiện hệ thống Lương - Thưởng – Phúc lợi dài hạn, cạnh tranh theo hiệu quả công việc. 2. Quan hệ Lao động - Phát triển Văn hóa Công ty - Xây dựng, triển khai, và giám sát thực hiện các Hoạt động Tập thể, gắn kết đội ngũ hình thành văn hóa doanh nghiệp - Thực hiện và xây dựng các mối quan hệ lao động tạo văn hoá và các quan hệ tích cực giữa Người lao động với các Phòng/Bộ phận/Ban Giám đốc và Công ty - Hỗ trợ và phối hợp các Phòng/Bộ phận trong công tác quản lý và quan hệ với Người lao động, xử lý Quan hệ Lao động - Tổ chức thực hiện đánh giá sự hài lòng của Người lao động hàng năm; đồng thời đưa ra ý kiến đánh giá và trình đề xuất cải tiến/điều chỉnh cho năm tiếp theo trên kết quả đánh giá sự hài lòng. - Bảo đảm tất cả chế độ phúc lợi của Người lao động được thực hiện đầy đủ và đúng theo chủ trương của Công ty và Luật lao động. - Tổ chức và giám sát thực hiện, chấp hình nội quy lao động, chính sách lao động…; nhắc nhở và đôn đốc Người lao động chấp hành đúng chủ trương. - Tổ chức ghi nhận, tổng hợp và đề xuất với Trưởng phòng và BGĐ quyết định khen thưởng, xử lý kỷ luật, bổ nhịêm, bãi nhịêm, nâng lương, luân chuyển công tác, sa thải… theo đề nghị của các Phòng/Bộ phận hoặc theo quy chế Công ty. - Tổ chức giám sát việc quản lý hồ sơ nhân sự, dữ liệu nhân viên công ty; Bảo đảm thông tin đầy đủ và mới nhất thể hiện toàn bộ quá trình nhân viên làm việc tại công ty 3. Đối Ngoại - Pháp lý Lao động - Đại diện Công ty làm việc với Cơ quan, Ban ngành, Chính quyền địa phương và các Đối tác có liên quan - Xây dựng kế hoạch và tổ chức, giám sát việc thực hiện về an tinh trật tư, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ - Cập nhật, phổ biến, cung cấp các văn bản pháp luật cần thiết trong từng thời kỳ phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty. 4. Quản lý Phòng Hành chính - Nhân sự - Phân công nhiệm vụ, quản lý, giám sát và đánh giá thực hiện công việc của từng Nhân viên thuộc Phòng HC-NS - Kiểm soát và giám sát các hoạt động của Phòng HC-NS - Xây dựng các quy định và quản lý ngân sách cho hoạt động của Phòng HC – NS (liên quan đến sử dụng tài sản, trang thiết bị, …) 5. Tuyển dụng - Tham gia tổ chức tuyển dụng qua các hội chợ việc làm, trường đại học, trung tâm giới thiệu việc làm...nhằm gia tăng nguồn ứng viên tiềm năng cũng như quảng bá thương hiệu tuyển dụng. - Xây dựng & phát triển nguồn ứng viên tiềm năng cho các vị trí hiện tại và tương lai đối với ứng viên chủ động & bị động. - Xây dựng định hướng tuyển dụng phù hợp đảm bảo công việc tuyển dụng đúng người, đúng việc, đúng thời điểm và giảm thiểu tỷ lệ nghỉ lệ nghỉ việc trong thời gian 2 tháng thử việc của nhân viên theo qui định - Phối kết hợp với các phòng ban liên quan trong việc xác định nhu cầu, yêu cầu và thời gian tuyển dụng thực tế từng tháng/hoặc theo dự án.
1. Tổ chức triển khai Chiến lược Nhân sự - Triển khai, giám sát thực hiện chiến lược Tuyển dụng nhằm chiêu mộ nhân tài - Cùng Trưởng phòng và Giám Đốc xây dựng, triển khai, kiểm soát hiệu quả hoạt động nhân viên toàn công ty qua hệ thống KPI, Đánh giá năng lực, hiệu suất làm việc từng nhân viên. - Giám sát việc thực hiện và tuân thủ hệ thống tiêu chí Đánh giá (KPI), Hiệu quả công việc của tất cả các vị trí theo từng giai đoạn. - Phối hợp các bộ phận liên quan xây dựng và điều chỉnh hệ thống quy chế, quy trình, qui định, nội quy, chính sách liên quan đến lao động. - Đánh giá tình hình biến động nhân sự nội bộ và thị trường, đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm duy trì sự ổn định nhân sự nội bộ. - Xây dựng và đề xuất các chương trình đào tạo phù hợp cho nhu cầu phát triển nguồn lực - Hoàn thiện hệ thống Lương - Thưởng – Phúc lợi dài hạn, cạnh tranh theo hiệu quả công việc. 2. Quan hệ Lao động - Phát triển Văn hóa Công ty - Xây dựng, triển khai, và giám sát thực hiện các Hoạt động Tập thể, gắn kết đội ngũ hình thành văn hóa doanh nghiệp - Thực hiện và xây dựng các mối quan hệ lao động tạo văn hoá và các quan hệ tích cực giữa Người lao động với các Phòng/Bộ phận/Ban Giám đốc và Công ty - Hỗ trợ và phối hợp các Phòng/Bộ phận trong công tác quản lý và quan hệ với Người lao động, xử lý Quan hệ Lao động - Tổ chức thực hiện đánh giá sự hài lòng của Người lao động hàng năm; đồng thời đưa ra ý kiến đánh giá và trình đề xuất cải tiến/điều chỉnh cho năm tiếp theo trên kết quả đánh giá sự hài lòng. - Bảo đảm tất cả chế độ phúc lợi của Người lao động được thực hiện đầy đủ và đúng theo chủ trương của Công ty và Luật lao động. - Tổ chức và giám sát thực hiện, chấp hình nội quy lao động, chính sách lao động…; nhắc nhở và đôn đốc Người lao động chấp hành đúng chủ trương. - Tổ chức ghi nhận, tổng hợp và đề xuất với Trưởng phòng và BGĐ quyết định khen thưởng, xử lý kỷ luật, bổ nhịêm, bãi nhịêm, nâng lương, luân chuyển công tác, sa thải… theo đề nghị của các Phòng/Bộ phận hoặc theo quy chế Công ty. - Tổ chức giám sát việc quản lý hồ sơ nhân sự, dữ liệu nhân viên công ty; Bảo đảm thông tin đầy đủ và mới nhất thể hiện toàn bộ quá trình nhân viên làm việc tại công ty 3. Đối Ngoại - Pháp lý Lao động - Đại diện Công ty làm việc với Cơ quan, Ban ngành, Chính quyền địa phương và các Đối tác có liên quan - Xây dựng kế hoạch và tổ chức, giám sát việc thực hiện về an tinh trật tư, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ - Cập nhật, phổ biến, cung cấp các văn bản pháp luật cần thiết trong từng thời kỳ phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty. 4. Quản lý Phòng Hành chính - Nhân sự - Phân công nhiệm vụ, quản lý, giám sát và đánh giá thực hiện công việc của từng Nhân viên thuộc Phòng HC-NS - Kiểm soát và giám sát các hoạt động của Phòng HC-NS - Xây dựng các quy định và quản lý ngân sách cho hoạt động của Phòng HC – NS (liên quan đến sử dụng tài sản, trang thiết bị, …) 5. Tuyển dụng - Tham gia tổ chức tuyển dụng qua các hội chợ việc làm, trường đại học, trung tâm giới thiệu việc làm...nhằm gia tăng nguồn ứng viên tiềm năng cũng như quảng bá thương hiệu tuyển dụng. - Xây dựng & phát triển nguồn ứng viên tiềm năng cho các vị trí hiện tại và tương lai đối với ứng viên chủ động & bị động. - Xây dựng định hướng tuyển dụng phù hợp đảm bảo công việc tuyển dụng đúng người, đúng việc, đúng thời điểm và giảm thiểu tỷ lệ nghỉ lệ nghỉ việc trong thời gian 2 tháng thử việc của nhân viên theo qui định - Phối kết hợp với các phòng ban liên quan trong việc xác định nhu cầu, yêu cầu và thời gian tuyển dụng thực tế từng tháng/hoặc theo dự án.
Công việc của trưởng phòng nhân sự ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì và phát triển của một tổ chức, bao gồm những chức năng và nhiệm vụ sau:
Trưởng phòng nhân sự là người tiếp nhận thông tin chính sách của Công ty từ các cấp lãnh đạo và truyền đạt chúng đến các phòng ban bộ phận thông qua hệ thống văn bản một cách uyển chuyển và kịp thời.
Trưởng Phòng nhân sự cũng cần có sự hiểu biết nhất định về pháp luật lao động, cập nhật kịp thời các quy định, các thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách của nhà nước trong từng thời điểm để tư vấn cho lãnh đạo Công ty thực hiện đúng yêu cầu và triển khai chúng đến với người lao động khi cần thiết.
Công việc của trưởng phòng nhân sự trong tổ chức là quản trị nguồn nhân lực trong công ty. Ngoài việc lập kế hoạch, giám sát việc tuyển dụng, phỏng vấn tuyển nhân sự mới, đào tạo và phát triển nhân viên, duy trì và phát triển nguồn nhân lực, trưởng phòng nhân sự còn là người hoạch định chiến lược nhằm phục vụ sự kết nối giữa chủ Doanh nghiệp và người lao động một cách hữu hiệu nhất nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Hiện nay, các doanh nghiệp đã chú trọng nhiều hơn đến việc đầu tư nguồn nhân sự chất lượng. Để đảm bảo quyền lợi đội ngũ nhân viên và giữ chân nhân tài, các công ty lớn dành sự quan tâm lớn cho bộ phận Hành chính Nhân sự, nhất là Trưởng phòng. Nhu cầu tuyển dụng Trưởng Phòng Hành chính Nhân sự theo đó cũng tăng lên đáng kể. Dù nhu cầu tăng nhưng yêu cầu đặt ra đối với vị trí này cũng ngày một khắt khe hơn, đặc biệt là ở các doanh nghiệp nước ngoài, bạn cần lưu ý tích lũy về cả kiến thức và kinh nghiệm trước khi tham gia thị trường tuyển dụng Trưởng Phòng Nhân sự.
Một số công ty đang có nhu cầu tuyển dụng trưởng phòng hành chính nhân sự bạn có thể tham khảo đó là:
Để trở thành Trưởng Phòng Nhân sự giỏi, trước hết bạn cần đáp ứng yêu cầu việc làm Trưởng Phòng Nhân sự của các doanh nghiệp như sau:
Nếu bạn là nhóm người INFP và không biết có phù hợp với công việc này hay không, hãy thử ngay trắc nhiệm tính cách INFP để nắm rõ hơn nhé.
Mức thu nhập của HR Manager phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, quy mô công ty,…Theo một số khảo sát, mức lương trung bình của trưởng phòng nhân sự tại Việt Nam hiện nay dao động từ 20 đến 50 triệu đồng/tháng.
Ngoài lương cơ bản, vị trí này còn có thể được hưởng các chế độ đãi ngộ khác như:
Nhìn chung, mức thu nhập của trưởng phòng nhân sự là tương đối cao so với mặt bằng chung. Đây là một vị trí có nhiều tiềm năng phát triển và có thể mang lại cho bạn mức thu nhập cao và cuộc sống ổn định. Tuy nhiên, để đạt được mức thu nhập cao, bạn cần phải có sự nỗ lực, cố gắng và trau dồi kiến thức và kỹ năng của bản thân.
Trở thành trưởng phòng nhân sự không chỉ là một vị trí quản lý đơn thuần mà còn là cơ hội để bạn nâng tầm giá trị bản thân, góp phần xây dựng môi trường làm việc hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Với kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng quản lý toàn diện và tinh thần trách nhiệm cao, bạn hoàn toàn có thể đạt được thành công trong lĩnh vực đầy tiềm năng này. Chúc bạn gặt hái nhiều thành công trên con đường chinh phục vị trí đầy hứa hẹn này nhé!
Vị trí trưởng phòng nhân sự là một trong những vai trò quan trọng trong tổ chức, đòi hỏi sự kết hợp giữa kỹ năng quản lý và hiểu biết sâu rộng về nhân sự. Để chuẩn bị cho vai trò này, bạn có thể bắt đầu với các công việc liên quan như Intern Java hoặc Tuyển Dụng Data Engineer để tích lũy kinh nghiệm kỹ thuật. Bên cạnh đó, các công việc như IT Helpdesk Tuyển Dụng và Website Developer cũng giúp bạn phát triển kỹ năng giao tiếp và xử lý vấn đề. Để nâng cao kỹ năng quản lý nhân sự, bạn có thể tham khảo các cơ hội tại Sonion Tuyển Dụng hoặc FSoft Tuyển Dụng.
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam