Những Học Sinh Khó Những Thầy Cô Giáo Gặp Khó Khăn

Những Học Sinh Khó Những Thầy Cô Giáo Gặp Khó Khăn

Rào cản ngôn ngữ - Khó khăn hay gặp khi du học

Rào cản ngôn ngữ - Khó khăn hay gặp khi du học

III. Khó khăn về tâm lý, cảm giác cô đơn, nhớ nhà

Du học không chỉ là cơ hội để học tập mà còn là trải nghiệm văn hóa và cuộc sống tại một vùng đất mới. Tuy nhiên, việc phải xa gia đình và bạn bè để sống ở một đất nước xa lạ, trong một nền văn hóa và môi trường mới có thể gây ra nhiều khó khăn về tâm lý. Đối với nhiều du học sinh, cảm giác cô đơn, trống trải và nhớ nhà là những khó khăn không thể tránh khỏi, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi mới chuyển đến sinh sống và học tập ở nước ngoài.

2. Cách khắc phục khó khăn tâm lý khi du học

♦ Tham gia các câu lạc bộ và hoạt động xã hội: Tham gia vào các câu lạc bộ, hội nhóm, hoặc các hoạt động ngoại khóa tại trường không chỉ giúp bạn có thêm bạn bè mà còn giúp bạn hòa nhập vào môi trường mới một cách dễ dàng hơn. Những cuộc phiêu lưu mới và các mối quan hệ mới sẽ giúp bạn cảm thấy ít cô đơn và tìm thấy niềm vui trong cuộc sống hàng ngày.

♦ Tham gia các hoạt động xã hội: Thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội cũng là cách để bạn rèn luyện tính tự lập, phát triển kỹ năng sống và học hỏi từ những người xung quanh. Điều này không chỉ giúp bạn có thêm kinh nghiệm sống mà còn tạo điều kiện để bạn giao lưu và kết nối với cộng đồng địa phương, từ đó giảm bớt cảm giác cô đơn và xa lạ.

Chi phí du học, đặc biệt là ở Mỹ, là một trong những vấn đề khiến nhiều sinh viên quốc tế lo lắng. Học phí cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ, và các khoản phí phát sinh khác có thể tạo ra gánh nặng tài chính lớn. Hầu hết các sinh viên quốc tế phải đối mặt với mức học phí cao hơn nhiều so với sinh viên bản xứ, đôi khi gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba lần.

♦ Chênh lệch học phí: Sinh viên quốc tế thường phải trả mức học phí cao hơn nhiều so với sinh viên bản xứ. Trong nhiều trường hợp, học phí của sinh viên quốc tế có thể lên tới 40.000 USD mỗi năm, trong khi sinh viên bản xứ chỉ phải trả khoảng 20.000 USD. Điều này đặc biệt đúng tại các trường đại học tư nhân hoặc các trường danh tiếng.

♦ Học bổng và hỗ trợ tài chính hạn chế: Cơ hội nhận học bổng và gói hỗ trợ tài chính từ các trường đại học Mỹ dành cho sinh viên quốc tế thường rất hạn chế và cạnh tranh cao. Do đó, nhiều sinh viên phải tự chi trả hoàn toàn hoặc phần lớn chi phí học tập, khiến họ phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề.

♦ Chi phí sinh hoạt: Ngoài học phí, chi phí sinh hoạt tại Mỹ cũng là một gánh nặng lớn. Điều này bao gồm chi phí nhà ở, thực phẩm, di chuyển, bảo hiểm y tế, và các chi phí cá nhân khác. Ở các thành phố lớn như New York, Los Angeles, hoặc Boston, chi phí sinh hoạt có thể rất cao, làm tăng thêm gánh nặng tài chính cho sinh viên quốc tế

Khó khăn khi không thành thạo ngôn ngữ

♦ Khó khăn trong học tập: Nếu vốn ngoại ngữ của bạn không đủ mạnh, việc theo kịp bài giảng, làm bài tập và tham gia các thảo luận trong lớp sẽ trở nên cực kỳ khó khăn. Bạn có thể gặp khó khăn trong việc hiểu bài giảng, đọc tài liệu học tập, và thậm chí là viết các bài luận hoặc làm bài kiểm tra. Điều này có thể dẫn đến áp lực lớn và ảnh hưởng đến kết quả học tập của bạn.

♦ Khó khăn trong giao tiếp hàng ngày: Giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, từ việc mua sắm, đi lại, đến việc xử lý các vấn đề cá nhân như khám bệnh hay làm thủ tục giấy tờ, đều cần đến khả năng ngôn ngữ tốt. Nếu bạn không thành thạo tiếng Anh, các hoạt động này sẽ trở nên phức tạp và đôi khi dẫn đến hiểu lầm không đáng có.

I. Mệt mỏi vì thay đổi múi giờ.

Khi du học sinh từ Việt Nam đến Mỹ, một trong những khó khăn đầu tiên họ phải đối mặt là sự thay đổi múi giờ. Do múi giờ giữa hai quốc gia này trái ngược nhau hoàn toàn, việc thích nghi với thời gian mới có thể gây ra tình trạng mệt mỏi kéo dài, được gọi là "Jet Lag" hay lệch múi giờ.

♦ Lệch nhịp sinh học: Jet Lag là kết quả của việc cơ thể bạn phải thích nghi với múi giờ mới, dẫn đến sự rối loạn trong nhịp sinh học. Cơ thể bạn đã quen với nhịp sinh hoạt ở Việt Nam, nơi ban ngày là khi bạn thức dậy và làm việc, còn ban đêm là thời gian nghỉ ngơi. Khi bạn đến Mỹ, do sự chênh lệch múi giờ, nhịp sinh học này bị đảo lộn hoàn toàn.

♦ Thích nghi từ từ với múi giờ mới: Một trong những cách hiệu quả để giảm thiểu tác động của Jet Lag là điều chỉnh thời gian sinh hoạt dần dần trước khi bạn bay sang Mỹ. Bạn có thể bắt đầu thay đổi giờ đi ngủ và giờ thức dậy theo múi giờ mới ít nhất một tuần trước khi khởi hành.

Rào cản ngôn ngữ là một trong những thách thức lớn nhất mà sinh viên quốc tế phải đối mặt khi đi du học, đặc biệt là tại Mỹ. Ngoại ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn là chìa khóa để thành công trong học tập và cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, việc chuẩn bị kỹ càng trước khi ra nước ngoài là vô cùng quan trọng.

Khó khăn về tâm lý khi phải sống xa nhà

♦ Cảm giác nhớ nhà: Cảm giác nhớ nhà thường xuất hiện ngay từ khi bạn mới đặt chân đến nước ngoài. Xa gia đình, bạn bè, và môi trường quen thuộc, bạn có thể cảm thấy trống trải, nhớ những người thân yêu, và thiếu đi sự thoải mái và an toàn mà bạn từng có ở quê nhà. Những dịp lễ tết hoặc các sự kiện quan trọng mà bạn không thể tham gia cũng dễ khiến bạn cảm thấy cô đơn và lạc lõng.

♦ Cô đơn và sốc văn hóa: Việc sống trong một nền văn hóa khác biệt với những mối quan hệ mới có thể dẫn đến cảm giác cô đơn và sốc văn hóa. Bạn phải thích nghi với lối sống, phong cách giao tiếp, và cách suy nghĩ khác biệt của người bản địa. Điều này đôi khi khiến bạn cảm thấy mình không thuộc về nơi đó, không thể hiểu hoặc chia sẻ cảm xúc với những người xung quanh.

♦ Tâm lý căng thẳng và áp lực: Áp lực từ việc học tập, sự kỳ vọng của gia đình, cùng với sự cô đơn và nhớ nhà có thể khiến tâm lý của bạn căng thẳng. Nếu không có sự chuẩn bị và kỹ năng đối phó, tình trạng này có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn như trầm cảm, lo âu,

Những khó khăn tân sinh viên nhất định sẽ gặp phải

Ai cũng sẽ phải trải qua quãng thời gian này. Đó là khoảng thời gian nếu chỉ quanh quẩn ở trong phòng trọ thì chúng ta mãi không trưởng thành được, mà ra ngoài khám phá thì chỉ sợ non nớt mà thiệt thân. Để tránh khỏi tình trạng đó, những tân sinh viên cần biết trước những khó khăn mà mình phải đối mặt, để biết đường tránh hoặc có những giải pháp nhất định để giải quyết nếu trường hợp đó xảy ra.

Với hầu hết sinh viên, đây là lần đầu tiên các bạn sống xa nhà trong một khoảng thời gian dài. Bởi vậy nỗi nhớ nhà có thể là chướng ngại vật sinh viên cần vượt qua. Tuy nhiên, hiện nay với các phương tiện truyền thông hiện đại như facebook, viber, Zalo… giúp các sinh viên có thể liên lạc, gặp mặt các thành viên trong gia đình khi có mạng internet. Bởi thế, đây cũng không phải khó khăn quá lớn với sinh viên.

“Ngày ấy chỉ muốn học xa nhà để có thể thoát khỏi sự quản lý, trói buộc từ bố mẹ, mà không ngờ thứ mình cố gắng hết sức để thoát khỏi giờ đây lại là sự ấm áp và an toàn, là nỗi mong nhớ không nguôi.”

Khi còn ở phổ thông, các thầy cô giáo rất sao sát, tỉ mỉ với từng học sinh nhưng khi trở thành sinh viên, giảng viên sẽ không có thời gian để giục từng sinh viên một học bài, làm bài tập và chú ý nghe giảng. Trở thành sinh viên, bạn phải học cách tự chịu trách nhiệm cho mọi hành động của mình. Nếu không học tập chăm chỉ, sẽ chẳng ai nhắc nhở bạn, tất cả sẽ trả lời bằng điểm cuối kỳ, chỉ đơn giản thế thôi.

Vì thế, đừng nghĩ rằng là sinh viên thì việc học sẽ rất nhàn. Hãy tự giác, làm theo những hướng dẫn của giảng viên và ngoài ra đọc thêm nhiều sách tham khảo. Đừng để công sức lặn lội xa nhà để lên thành phố lớn học tập, cha mẹ làm lụng vất vả mới có tiền học và sinh hoạt cho bạn nơi đô thị, và bản thân bạn cũng ngày ngày đến trường, cuối cùng lại nhận được tấm bằng trung bình hoặc không ra được trường.

Bên cạnh đó, những tân sinh viên cũng đừng quên trau dồi khả năng ngoại ngữ của mình ngay từ năm đầu bởi nếu đợi đến những năm cuối mới bắt đầu học ngoại ngữ thì sẽ rất khó khăn và vất vả. Thời gian năm đầu mà không tự giác trau dồi khả năng học ngoại ngữ thì rất có thể những kiến thức nền dần bị mất đi và phải học lại. Ngoại ngữ yêu cầu sự luyện tập và tiếp xúc trong một thời gian liên tục và tiếp nối.

3. Bạn bè thời sinh viên khác bạn bè khi học trung học

Bước chân vào một môi trường mới với những sinh viên đến từ mọi miền đất nước, bạn cảm thấy rất khó để có thể kết bạn? Sự thật hoàn toàn không phải vậy, bạn có thể tìm kiếm cho mình những người bạn mới thông qua các lớp học, các CLB, hoạt động phong trào của trường… Và đừng bao giờ giữ suy nghĩ “tình bạn đại học không bền như thời trung học”. Thực tế tình bạn không phân cấp trung học, đại học, quan trọng là thái độ và mức độ chân thành của mỗi người với tình bạn như thế nào!

4. Bạn ở cùng trọ không hòa hợp: Đỉnh cao của mọi rắc rối thời sinh viên

Sẽ thật khổ sở nếu như người bạn cùng phòng trọ có những điều không hòa hợp về tính cách và lối sinh hoạt. Rất nhiều sinh viên năm nhất mới những ngày đầu lên nhập học đã không ngừng cãi nhau, mâu thuẫn với bạn cùng phòng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, tình thần của các bạn. Ăn ngủ cùng với một người không hợp nhau về tính cách, chế độ sinh hoạt.

Hãy cố gắng liên hệ và rủ bạn bè của bạn ở chung. Ít nhất người đó nên cùng quê, hai bên gia đình biết nhau hay đã chơi với nhau từ hồi học trung học. Nếu được những điều đó thì rát thuận lợi. Nếu không, ở với một người bạn mới, bạn nên thỏa thuận một cách khéo léo về phòng cách sống, phong cách sinh hoạt của bản thân. Bạn cũng nên cố gắng nhường nhịn, bỏ qua nhiều thứ cho bạn cùng phòng, đến anh chị em trong nhà đôi khi còn tranh luận, không vừa ý, huống chi một người bạn vừa mới quen không ít lâu. Làm  sao cho cả hai người đều vui vẻ, hòa thuận, gắn bó và chia sẻ với nhau là tốt.

Vấn đề “đầu tiên” mà sinh viên năm nhất nào cũng gặp phải chính là vấn đề liên quan đến tiền. Lạ nước, lạ cái nên tân sinh viên nào cũng có tâm lý phải cất tiền cho kĩ, mất tiền coi như “sống không được, mà chết cũng chẳng xong”.

Tân sinh viên còn gặp phải khó khăn trong việc cân đo đong đếm chi tiêu trong tháng. Đối với rất nhiều bạn sinh viên thì lần đầu cầm nhiều tiền thế, cứ thiếu gì thì cứ mua đại, không tính toán gì hết vậy nên không ít bạn phải chịu cảnh đầu tháng “ăn xả láng”, cuối tháng thì không có tiền để ăn.

Hãy ghi lại và lập bảng chi tiêu hàng tháng, luôn để dư ra một số tiền nhất định đề phòng những trục trặc, khó khăn cần tiền gấp trong cuộc sống.

6. Không tìm được nhà trọ phù hợp

Nếu tìm nhà trọ đúng đợt tháng 9, tháng 10 khi sinh viên các trường nhập học hết, nhu cầu tìm nhà trọ của sinh viên cao nên việc tìm được một phòng trọ ưng ý về mọi mặt cũng là điều khó khăn. Không ít những sinh viên nửa tháng, một tháng lại chuyển nhà trọ một lần, rất vất vả. Kèm theo đó, tại những thành phố lớn, những thông tin lừa đảo về thuê nhà trọ, bắt đóng tiền cọc nhiều tháng lại thường xuyên xảy ra. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và tâm lý ban đầu của các em.

Các em có thể liên hệ với ký túc xá của các trường và đăng ký ở trong thời gian đầu. Trong thời gian ở ký túc xá, nếu hòa hợp với môi trường sinh hoạt, các em có thể ở tiếp, nếu không trong thời gian đó, các em cũng có thể thong thả tìm hiểu và lựa chọn cho mình một phòng trọ vừa ý hơn. Đợi hết đợt sinh viên nhập học rồi, có lẽ lúc đó giá phòng trọ sẽ giảm xuống, các chủ nhà trọ cũng không còn có tâm lý bắt ép sinh viên như tại thời điểm nóng nhập học.

Hãy liên hệ với bạn bè cùng quê, bạn bè hồi trung học, họ hàng, anh chị em cũng lên thành phố cùng mình để học tập. Hoặc chủ động hơn, bạn có thể tự lên mạng tìm hiểu những thông tin nhà trọ gần trường mình hay nhờ những người họ hàng đã sống ở thành phố lâu năm tư vấn và tìm giúp.

“Mình có những 3 năm học sinh viên cơ mà, còn dài chán”. Rất nhiều bạn có suy nghĩ này. Để rồi ngoảnh đi ngoảnh lại cuối cùng thấy mình chẳng làm được việc gì có ích trong suốt quãng thời gian còn trẻ, không trải nghiệm, không học tập, không thiết lập các mối quan hệ và hoàn thiện những kỹ năng mềm trong cuộc sống. Và rồi bạn thốt lên một câu: “ Cuối cùng, thanh xuân cũng chỉ là một quận của Hà Nội”, không có ý nghĩa gì.

Để thanh xuân trở nên thật ý nghĩa, chúng ta cần học cách quản lý thời gian. Thời gian học trên lớp, trải nghiệm, học kỹ năng mềm, giao lưu với bạn bè, thiết lập mối quan hệ và giải trí cần được cân bằng sao cho hợp lý.

Nhiều sinh viên gặp phải tình trạng đi làm thêm thì không có thời gian ôn thi, mà cứ ở nhà mãi thì không có trải nghiệm, mãi không lớn lên được. Đó chính là kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian. Để quản lý thời gian một cách hiệu quả, hãy chú ý những điều sau:

Tiệc tùng vào cuối tuần này ư? Đi câu lạc bộ? Làm một cuộc du ngoạn xuyên đêm vào tối thứ Bảy? Bỏ ra ba tiếng để ăn pizza và "tám" với bạn cùng phòng? Nói "Không" dường như là không thể trong thời quãng thời gian là sinh viên của mỗi người. Nhưng cũng không thể nói "Có" với tất cả mọi thứ. Học cách nói "Không" có thể là một điều khó khăn, nhưng nó thật sự quan trọng để rèn luyện tốt kỹ năng quản lý thời gian.

Đừng trì hoãn. Bạn biết là mình sẽ có bài thi giữa kỳ, bài báo cáo thí nghiệm hay một đề tài nghiên cứu trong một tháng nữa. Đừng đợi đến tuần cuối cùng mới bắt tay vào làm nhé. Hãy làm dần dần các công việc ngay bây giờ để bạn có thể quản lý thời gian và khối lượng công việc của mình trong một dòng chảy đều đặn thay vì phải hối hả, rối tung lên.

7.3 Sử dụng thời gian giải trí một cách khôn ngoan

Môi trường đại học rất tuyệt vời vì ở đó luôn luôn diễn ra các hoạt động thú vị mà bạn muốn tham gia. Nhưng đáng tiếc, cũng với chính lý do này, các hoạt động ở trường đại học cũng là một thử thách không hề nhỏ đối với sinh viên. Thay vì cứ cảm thấy thiệt thòi vì mình đang bỏ lỡ một điều gì đó mỗi khi cố gắng làm bài tập về nhà, hãy làm bài ở ngay trong khuôn viên của trường. Tự nhắc nhở bản thân rằng, ngay khi làm xong hết các bài tập, mình sẽ có thể tham gia các hoạt động thú vị này. Khi đó, bạn sẽ không phải cảm thấy "tội lỗi" vì sự ham vui của chính mình.

7.4 Liên tục ưu tiên và tái ưu tiên

Bất luận là bạn có kiểm soát được mọi thứ hay không, nhưng đôi lúc cuộc sống sẽ xảy ra những điều mình không lường trước được. Ví dụ như bạn ngã bệnh, máy tính bị hỏng, bạn cùng phòng gặp sự cố hay bạn bị mất điện thoại di động. Quản lý thời gian tốt đòi hỏi khả năng dành ưu tiên và tái ưu tiên khi vấn đề xảy ra. Kỹ năng quản lý thời gian giỏi có nghĩa là khi các rắc rối xảy đến, bạn có thể đối phó được với nó thay vì cảm thấy bản thân mìnhbị rơi vào cơn khủng hoảng.

7.5 Kiểm soát được tình trạng sức khỏe, giấc ngủ và chế độ luyện tập thể dục

Mỗi ngày bạn chỉ có 24 tiếng để học tập hay làm việc, chưa tính đến thời gian ăn, ngủ và tập thể dục. Tuy nhiên, thực hiện tốt ba việc tưởng chừng như đơn giản này có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong khả năng quản lý thời gian của bạn. Có thể ở lại chỗ này hay chỗ kia trễ hơn một lát được không? Có thể không ăn bữa tối trong vòng một tuần được không? Điều đó không thành vấn đề. Nhưng làm cho những việc này không còn là ngoại lệ mà trở thành một phần trong đời sống sinh viên là một suy nghĩ sai lầm. Để tiếp tục con đường học tập, bạn cần cả sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần. Mỗi ngày hãy tự chăm sóc bản thân mình một ít để đảm bảo rằng, bạn có thể hoàn thành hết tất cả những gì bạn cần làm với một quỹ thời gian có giới hạn ở trường.

Hy vọng các bạn Tân sinh viên sẽ sớm thích nghi được môi trường mới và cố gắng vượt qua mọi khó khăn nhé!

NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP KHI ĐI DU HỌC MỸ

Hàng năm số lượng du học sinh người Việt đi Du học Mỹ ngày càng tăng. Phụ huynh và cả học sinh đều mong muốn tìm kiếm cơ hội trải nghiệm chương trình học chất lượng cao cũng như công việc tốt sau khi ra trường. Tuy nhiên, hầu hết du học sinh Mỹ gặp không ít khó khăn khi du học tại Mỹ.

Do múi giờ ở Mỹ và Việt Nam trái ngược nhau hoàn toàn nên khi hạ cánh, du học sinh Mỹ sẽ bị “Jet Lag” - Lệch múi giờ vào những ngày đầu, buồn ngủ vào 6-7h tối, bỏ ăn tối và thức dậy vào 3-4h sáng dẫn tới mệt mỏi và hoạt động không năng suất. Hơn nữa, các bạn thường phải thức thật khuya hoặc dậy thật sớm để chọn thời gian thích hợp nhất cho việc gọi điện thoại về nhà.

Nhưng dần dần các bạn sẽ quen với điều đó thôi.

Ngoại ngữ là yếu tố quan trọng và nhất thiết cần, vì vậy du học sinh Mỹ nào cũng phải chuẩn bị kỹ trước khi ra nước ngoài du học. Học tập và sống ở nước bản địa có thể giúp bạn nâng cao ngoại ngữ nhanh với những học sinh có nền tảng cơ bản vững chắc. Nhưng ngược lại, nếu vốn ngoại ngữ ít, du học sinh Mỹ sẽ gặp không ít khó khăn trong để bắt kịp bài học và giao tiếp trong môi trường sử dụng hoàn toàn ngôn ngữ khác. Các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày cũng hoàn toàn bị hạn chế một cách nhất định.

Đừng ngạc nhiên vì có những người bản địa luôn cho rằng sinh viên quốc tế hầu như không nói được chút tiếng Anh nào. Hãy cố cư xử với họ thật tốt, tỏ ra là một người ân cần, tử tế. Họ sẽ nói tiếng Anh thật chậm, nhất là những từ phức tạp họ sẽ đánh vần ra luôn để cho bạn dễ hiểu.

Trái ngược hẳn với cái điều ở trên, thay vì nghĩ rằng bạn không biết tiếng Anh, cũng có những người cho rằng chúng ta giỏi Anh ngữ “ghê gớm”! Vì thế, họ luôn nói thật nhanh, câu cú thì phức tạp, thành ngữ, tiếng lóng “loạn xà ngầu” và còn muốn bạn phải hiểu và trả lời theo cách thật “chuyên nghiệp” như họ nữa chứ!

Không phải dễ dàng tìm được những nhà hàng bán thức ăn địa phương gần nơi bạn sống. Đôi khi với nhiều bạn Du học sinh Mỹ phải lái xe hơn một giờ đồng hồ để tìm ra một nhà hàng Việt. Nhưng không phải lúc nào những nơi tìm được cũng mang đến hương vị đáng mong đợi.

Một phần ăn của người Mỹ thông thường sẽ to gấp vài lần khẩu phần ăn ở Việt Nam. Nếu bạn không ăn hết khẩu phần ăn cũng đừng cảm thấy ngại, bạn có thể nhờ phục vụ gói lại mang về ăn dần.

4. VẤN ĐỀ VỀ TÂM LÝ, CẢM GIÁC CÔ ĐƠN, NHỚ NHÀ

Du học Mỹ cũng chính là giúp bạn có những trải nghiệm văn hoá mới ở những vùng đất khác nhau. Tuy nhiên, việc phải xa gia đình, bạn bè đến sống ở một đất nước xa lạ, sống trong nền văn hóa và những mối quan hệ mới khiến không ít bạn trẻ bị shock, chính vì vậy việc trải qua những giai đoạn tâm lý và biết cách vượt qua nó cũng là cả một quá trình mà không phải ai cũng làm được.

Cảm giác nhớ nhà, cảm thấy cô đơn, trống trải là những cảm giác rất nhiều du học sinh gặp phải trong thời gian đầu du học tại Mỹ. Nếu không có những sự chuẩn bị tinh thần trước, bạn sẽ mất nhiều thời gian để thích nghi thậm chí còn gây khó khăn cho cuộc sống hàng ngày.

Gọi về nhà nói chuyện với người thân thường xuyên.

5. NHỮNG ĐỊNH KIẾN DÀNH CHO DU HỌC SINH QUỐC TẾ

Cho dù đến từ đâu chăng nữa, bạn không thể tránh khỏi những định kiến mà người ta đã dành cho du học sinh Mỹ. Từ kỹ năng tiếng anh, ngành học, những món bạn ăn hay thậm chí là tính cách của bạn.

! Bạn cảm thấy khó chịu và muốn phớt lờ mọi thứ, nhưng hãy nhớ rằng mình có quyền lên tiếng và cho họ biết rằng đấy là những định kiến sai lầm và gây khó chịu cho du học sinh Mỹ.

6. GÁNH NẶNG CHI PHÍ KHI ĐI DU HỌC MỸ

Hầu hết du học sinh Mỹ đều phải đóng mức học phí cao hơn sinh viên bản xứ, đôi lúc có thể là gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba học phí của sinh viên bản xứ, trừ khi bạn nhận học bổng. Cơ hội để nhận gói hỗ trợ tài chính của trường cũng không phải dễ dàng. Thế nên đừng ngạc nhiên khi học phí của bạn có khi gần 40.000$ mỗi năm trong khi những người bạn Mỹ chỉ phải đóng khoảng 20.000$.

Ngoài ra bạn có thể nhận được thêm nhiều tư vấn có ích tại:

239C Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng