Ngành kỹ sư cơ khí ra trường làm gì
Ngành kỹ sư cơ khí ra trường làm gì
Theo số liệu dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM công bố thường niên thì nhu cầu nhóm ngành Cơ khí – Luyện kim – Công nghệ ô tô xe máy hiện đang đứng đầu, chiếm tỷ lệ trên 25% nhu cầu lao động. Trong đó, Cơ khí được coi là trái tim của quá trình công nghiệp hóa và đang có tốc dộ phát triển nhanh chóng. Trong tương lai, nhu cầu nhân lực ngành này sẽ còn tiếp tục tăng nhanh tạo nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho người học. Kỹ sư Cơ khí có thể đảm nhận việc thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí; chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí; lập trình gia công máy CNC; hay cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy, hàng không,…
Thường xuyên tham gia các CLB học thuật giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn
Để đảm nhận tốt công việc của một kỹ sư Cơ khí, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập bên cạnh chương trình lý thuyết là một trong những yếu tố được các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí uy tín đặc biệt chú trọng. Chẳng hạn, HUTECH đã chuẩn bị chu đáo cho tương lai của sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí thông qua việc thành lập CLB Cơ khí trẻ, CLB Robot; phối hợp cùng các doanh nghiệp tổ chức các hội thảo chuyên đề, kỳ thực tập Doanh nghiệp và ký kết thỏa thuận hợp tác tuyển dụng, thực tập với với đa dạng các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước như: Cty National Instruments, cty TNHH Kỹ thuật tự động – ETEC, cty CP công nghệ Meetech, cty TNHH Cơ điện tử Hiệp Phát,... Đó là sự chuẩn bị chu đáo để các kỹ sư cơ khí tương lai bắt tay ngay vào công tác chuyên môn và đảm trách tốt mọi công tác quản lý – điều hành, lắp đặt – lập trình, ứng dụng - làm chủ công nghệ Cơ khí theo đà phát triển khoa học kỹ thuật thời đại mới. Với những điều đã trình bày, có lẽ “Ngành Kỹ thuật Cơ khí là gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Kỹ thuật Cơ khí không, ngành Kỹ thuật Cơ khí xét những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Kỹ thuật Cơ khí khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Kỹ thuật Cơ khí và trở thành một kỹ sư Cơ khí thành công trong tương lai.
Ngành Kỹ thuật cơ khí động lực đào tạo ra các kỹ sư công nghệ về bảo dưỡng, sửa chữa, đăng kiểm, kinh doanh trong lĩnh vực ô tô. Ngành Cơ khí động lực ra đời và phát triển lớn mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của con người về cơ khí động lực. Dưới đây là những thông tin cơ bản của ngành Kỹ thuật cơ khí động lực.
Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!
1. Giới thiệu chung về ngành Kỹ thuật cơ khí động lực
Kỹ thuật cơ khí động lực (Mã ngành: 7520116) là một ngành khoa học công nghệ, ứng dụng các nguyên lý vật lý, khoa học và kỹ thuật, vật liệu,… để phân tích, thiết kế, chế tạo và bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc và hệ thống cơ khí, đặc biệt là đối với ô tô và thiết bị động lực. Ngành học này còn liên quan đến công tác thiết kế, chế tạo, khai thác và vận hành máy móc.
Lĩnh vực kỹ thuật cơ khí cần sự am hiểu về các lĩnh vực cốt lõi bao gồm cơ học, động lực học, nhiệt động lực học, khoa học vật liệu, phân tích cấu trúc và năng lượng. Ngoài những lĩnh vực cốt lõi trên, kĩ thuật cơ khí còn sử dụng các công cụ như thiết kế với sự trợ giúp của máy tính (CAD), và quản lý vòng đời sản phẩm để thiết kế và phân tích nhà máy sản xuất, thiết bị công nghiệp và máy móc, hệ thống nhiệt và làm lạnh, hệ thống giao thông, máy bay, tàu thủy, robot, thiết bị y học, vũ khí và những cái khác.
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí động lực trang bị cho sinh viên những kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học tính toán, kiến thức cơ sở ngành hiện đại (liên quan đến cơ học chất lỏng, điều khiển điện - điện tử…); có kiến thức chuyên ngành về động cơ đốt trong; công nghệ ô tô; máy thi công; thiết bị thủy khí; có năng lực phân tích, đánh giá các vấn đề kỹ thuật; khả năng xử lý và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra liên quan đến Cơ khí nói chung và Cơ khí động lực nói riêng.
Sinh viên theo học ngành này sẽ đào tạo cơ sở nền vững chắc về cơ khí chế tạo máy, thiên về lĩnh vực thiết kế, chế tạo các linh kiện phụ trợ ô tô và máy Động lực, ngoài ra trang bị sinh viên chuyên sâu lĩnh vực khai thác (chẩn đoán, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chửa), kiểm định, kinh doanh dịch vụ ô tô, xe chuyên dùng, máy xây dựng và hoán cải các phương tiện giao thông.
2. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí động lực
3. Các khối xét tuyển ngành Kỹ thuật cơ khí động lực
4. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí động lực
Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam
Vật lý đại cương – Thí nghiệm vật lý
Học phần tự chọn (chọn 1 trong 3 học phần )
Kinh tế và Quản lý doanh nghiệp
Quản trị dự án phát triển sản phẩm
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Ứng dụng máy tính trong thiết kế kỹ thuật
Truyền động thủy lực và khí nén ứng dụng
Học phần tự chọn (chọn 1 trong 3 học phần )
Thiết kế và tính toán động cơ đốt trong
Thiết kế và tính toán ô tô – Máy kéo
Hệ thống điện động cơ và điều khiển động cơ
Hệ thống điện và điều khiển tự động trên ô tô
Kỹ thuật chẩn đoán và Bảo dưỡng - sửa chữa ô tô
Nhập môn kỹ thuật Cơ khí Động lực
Học phần tự chọn (chọn 2 trong 13 học phần)
Công nghệ sản xuất và lắp ráp ô tô
Nhiên liệu mới ứng dụng cho động cơ và ô tô
Hệ thống điều hòa không khí và thiết bị tiện nghi trên ô tô
Thực tập cơ khí (nguội, hàn, gia công cơ khí,…)
Hệ thống điện động cơ và điều khiển động cơ – Thực tập
Hệ thống điện và điều khiển tự động trên ô tô - Thực tập
Kỹ thuật kiểm định ô tô – Thực tập
Kỹ thuật chẩn đoán và Bảo dưỡng - sửa chữa ô tô – Thực tập
Kỹ thuật điều khiển tự động – Thực tập
Học phần tự chọn (chọn 1 trong 5 học phần )
Khảo nghiệm hệ thống nhiên liệu Diesel - Thực tập
Thử nghiệm ô tô và động cơ - Thực tập
Hệ thống điều hòa không khí và thiết bị tiện nghi trên ô tô – Thực tập
Lập trình điều khiển – Thực tập
Khóa luận tốt nghiệp hoặc học bổ sung
Khóa luận tốt nghiệp (Kỹ thuật Cơ khí Động lực)
Chuyên đề 1: Ô tô điện và Hybrid
Chuyên đề 2: Động cơ đốt trong thế hệ mới
5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Kỹ thuật cơ khí động lực sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ khí động lực có thể đảm nhận công việc tại các công ty như công ty liên doanh như TOYOTA, HONDA, THACO, HYUNDAI, DOOSAN, AUDI… và các cơ quan đăng kiểm phương tiện giao thông của các tỉnh. Cụ thể các vị trí công việc sau:
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Kỹ thuật cơ khí động lực. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
Nói về tâm linh các bạn tin không. Thế mà google luôn cập nhật vào chia sẻ cải tiến ngành này
Dưới đây làm một số yếu tố giúp chúng ta có một cách nhìn nhận ngành nghề liên quan đến kỹ sư cơ khí. Anh em phải cân nhắc thật kỹ lưỡng vì cái ngành cái nghề nó đi theo mình đến hết cuộc đời. Thành bại là ở chính chỗ này đây nhé
Một trong những yếu tố giúp chúng ta thành công rực rỡ đấy là sự phù hợp hay nói cách khác đấy là thiên thời
Vì ngành kỹ sư cơ khí có liên quan đến hệ kim. Nên có yêu mấy ngành thì các hệ hoả không nên theo ngành này vì nó không hỗ trợ chúng ta sự may mắn trong đây
Có nghĩa là những năm sinh khắc mặc dù các bạn có thành công cũng gặp rất nhiều trắc trở trên còn đường yêu ngành nghề của mình
Mà cũng đúng anh em. Người mệnh hoả tính nóng như lửa không có sự kiên nhẫn. Mà kỹ sư cơ khí cần sự kiên nhẫn tỷ mỷ trong công việc; vấn đề giao tiếp giữa cấp trên cấp dưới phải luôn hài hoà
Ông nào mệnh thổ thì cứ thế mà phát huy nhé. Bảo đảm con đường học ngành nghề này sẽ hanh thông thuận lợi từ trong trường đến khi ra trường đi làm
Chúng ta phải trau dồi kiến thực liên tục và học hỏi cải thiện nền kiến thức đó hằng ngày. đây là sự căn bản để phát triển lớn mạnh sau này
Ngoài học hành ra; cứ tham gia vào các khoá đào tạo thực hành, thậm chí chi tiền để tự tạo các mô hình kỹ thuật căn bản như tham gia vào các chương trình thi chế tạo robot; lập nhóm mua thiết bị về lập trình như plc, các thiết bị điều khiển nhiệt độ, điện trở, biến trở….
Cứ bỏ ra mắc sứ mà học anh em. Trên tinh thần vừa học vừa nghĩ về một ngày mai tươi sáng khi mà chúng ta bước vào các hệ thống sản xuất vận dụng đúng kiến thực thuận lợi. Đấy chính là động lực học tập
Nhiều ông bảo tôi chọn ngành cơ khí thì học tập liên quan đến ngành thôi chứ tiếng anh, tiếng trung, tiếng nhật tham gia vào làm gì ?
Cốt lõi đấy anh em. Nếu mà là một kỹ sư cơ khí mà giỏi về tiếng anh nữa thì rất dễ thăng tiến làm quản lý, tổ trưởng, giám đốc hoặc thậm chí mở công ty riêng làm tổng giám đốc chứ chẳng chơi
Bạn mới chân ướt chân ráo vào công ty không quen ai; nhưng bạn giỏi giao tiếp tiếng anh. Vô tình sếp đi làm việc tại singapore cần người hỗ trợ phiên dịch là ngon cơm luôn
Hoặc mức lương phiên dịch cho ngành kỹ sư cơ khí cũng cao đấy chứ tưởng hả. Tính bằng ngàn đô, ăn uống không phải mất chi phí nhiều vì đi với sếp hoài mà
Mà tài liệu ngành kỹ sư cơ khí; thậm chí các tài liệu sản phẩm sau này trong nhà máy toàn tiếng anh. Bên cạnh đó; việt nam là nước đang phát triển nên các nước trên thế giới đổ xô về xây dựng nhà máy mà bạn không giỏi tiếng anh tiếng trung thì muôn đời không được tiếp xúc với các sếp cấp trên lấy gì thăng tiến
Dân ngành thường có câu châm ngôn ” Muốn Giàu Ú Ụ trong ngành kỹ sư cơ khí ” Thì nhân hoà sẽ là điểm mấu chốt
Sau khi có kiến thưc kinh nghiệm và sự trải nghiệm; kết hợp các tiếng giao tiếng giỏi thì nhân hoà sẽ là điểm nhấn giúp chúng ta bay cao; bay sao mà không bị ngã
Nhân hoà ở đây là gì ? Bạn ngoài việc học hành phải biết tham gia ăn chơi nữa. Môi trường ăn chơi sẽ dạy bạn làm người, cải thiện sự giao tiếp hằng ngày và cách đối nhân xử thế và làm sao để nịnh sếp….
Công việc phải đảm bảo tiến hành ok hết. Nhưng đối với bạn bè đồng nghiệp và cấp trên luôn giữ sự hài hoà vui vẻ để họ quý mình; cảm thấy cân nhắc mình sẽ giúp họ sau này thì bay lên cao mấy hồi phải không các bác
Địa lợi trong ngành cơ khí ở đây là mối quan hệ; nếu như gia đình có người quen biết đưa vào thì mình sẽ đỡ đi biết bao nhiêu cái khó khăn cần vượt qua
Hoặc khi đi làm tại các nhà máy liên quan đến cơ khí chúng ta nên chọn những đơn vị nhỏ thôi để cho mặc họ sai bảo; có kinh nghiệp mới tiến tới các hệ thống sản xuất lớn
Địa lợi mà tốt thì công việc làm ăn liên quan đến cơ khí luôn vững vàng và là bàn đạp để chúng ta tồn tại trong những môi trường sản xuất có sự đa dạng; kèm theo đó là những thách thức cạnh tranh trong ngành nghề để tồn tại và có mức lương cao ngất ngưởng
Đấy là 5 yếu tố cốt lõi tạo nên một anh chàng kỹ sư cơ khí hoàn chỉnh; đầy tự tin tham gia vào các hệ thống lớn nhỏ mà chẳng phải lo lắng gì trong công việc cả
Tham khảo thêm các kiến thức và thông tin hữu dụng tại:
Kỹ thuật Cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu. Ngày nay, tất cả các máy móc vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi (trên và dưới mặt đất, trên bề mặt biển và dưới đáy biển, trên không gian và cả ngoài vũ trụ,…) đều có sự đóng góp to lớn của các nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật cơ khí. Chính vì vậy, ngành Kỹ thuật Cơ khí luôn là ngành học thu hút rất nhiều bạn trẻ theo đuổi.Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ “ngành Kỹ thuật Cơ khí là gì, ra trường làm gì?”. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp đầy đủ câu hỏi:“Ngành Kỹ thuật Cơ khí là gì? Ra trường làm gì?”.
Kỹ thuật Cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu
Kỹ thuật Cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích. Cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí,… Học ngành Kỹ thuật Cơ khí, bạn được trang bị kiến thức, kỹ năng gia công, thiết kế, chế tạo và cải tiến các sản phẩm cơ khí; khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị cơ khí, hệ thống cơ khí và giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất. Biết đọc và vẽ bản vẽ kỹ thuật; thành thạo công nghệ CAD/CAM/CNC/CAE, giao diện người máy.
Ngoài khối kiến thức đại cương, sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí sẽ được học các môn chuyên ngành tiêu biểu như: Hình họa – vẽ kỹ thuật, cơ lý thuyết, sức bền vật liệu, nguyên lý – chi tiết máy, cơ học lưu chất, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, công nghệ kim loại, cơ sở vẽ và thiết kế trên máy tính, điều khiển tự động, máy điều khiển chương trình số, công nghệ CAD/CAM/CNC,… Ngoài ra, tại những trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí uy tín như Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM, Đại học Cần Thơ,… sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng: kỹ năng tư duy logic, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian và được tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành tại hệ thống trung tâm thực hành với các thiết bị cơ khí tiên tiến; thường xuyên tham gia các hội thảo chuyên đề với sự đồng hành của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước; sinh hoạt tại các CLB và thường xuyên tham dự các cuộc thi chế tạo máy, robot trong và ngoài trường. Đây là những điểm mấu chốt không thể thiếu giúp sinh viên phát huy tối đa những tố chất, khả năng mà một người Kỹ sư Cơ khí cần phải có.