Kéo Dài Thời Gian Tiếng Anh Là Gì

Kéo Dài Thời Gian Tiếng Anh Là Gì

DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng

DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng

CÁC TRƯỜNG QUY ĐỊNH KHÁC NHAU, DÀI NHẤT 15 NĂM

Áp dụng quy định mở của quy chế này, các trường ĐH đang xây dựng những quy định khác nhau về thời gian đào tạo tối đa.

Quy định này thực sự cần thiết với những trường hợp đặc biệt do những khó khăn trong cuộc sống, có cơ hội hoàn tất việc học để nhận bằng tốt nghiệp.

Tiến sĩ PHẠM TẤN HẠ (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM)

PGS-TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM, cho biết theo quy định chung, trường cho phép SV các ngành đào tạo bác sĩ học tối đa trong 12 năm, chương trình cử nhân 8 năm theo tinh thần gấp đôi thời gian chương trình thiết kế. Những SV chưa đủ điều kiện tốt nghiệp do nợ chuẩn đầu ra ngoại ngữ, công nghệ thông tin, giáo dục quốc phòng - an ninh hoặc giáo dục thể chất, có thêm 3 năm nữa để hoàn thành. Khi đó, thời gian tối đa có thể lên tới 11 hoặc 15 năm tùy ngành học. "Tuy nhiên đến thời điểm này, trường hiện chưa ghi nhận trường hợp SV nào phải sử dụng hết thời gian đào tạo tối đa cho việc học. Do vậy, quy định này chỉ áp dụng với những trường hợp đặc biệt có lý do bất khả kháng", PGS Khôi cho hay.

PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết theo quy chế này, các trường được chủ động quy định thời gian đào tạo tối đa không quá 2 lần thời gian đào tạo tiêu chuẩn. Do vậy, trường vẫn quy định SV có 4 năm học tiêu chuẩn, cộng 2 năm kéo dài. Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, hiệu trưởng sẽ quyết định thời gian kéo dài thêm nhưng đảm bảo tối đa 2 lần chương trình chuẩn.

"Quy định thời hạn đào tạo tối đa của trường là để SV đặt ra lộ trình học tập hợp lý, đáp ứng yêu cầu thị trường của người tốt nghiệp. Người học vẫn có thể chuyển sang vừa làm vừa học để hoàn tất chương trình đào tạo sau khi hết thời gian quy định (kể cả kéo dài). Ngoài ra, khi tuyển sinh đầu vào, SV vẫn có thể được xem xét miễn một số học phần đã tích lũy trước đó. Đây là các quy định vừa chặt chẽ, vừa nhân văn, hỗ trợ học tập nghiêm túc và hỗ trợ học tập suốt đời", PGS Thắng nói thêm.

Các trường có thời gian đào tạo thiết kế từ 4 - 5 năm rưỡi và thời gian tối đa từ 8 - 11 năm

CẦN THIẾT CHO NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết quy định thời hạn 3 năm cho SV trả nợ chuẩn đầu ra ngoại ngữ và công nghệ thông tin bắt đầu áp dụng từ khóa tuyển sinh 2021. Quy định này có thể xuất phát từ thực tiễn nhiều SV không đủ điều kiện do nợ các chuẩn đầu ra nên việc thay đổi là phù hợp. Ngay đợt xét tốt nghiệp vừa rồi của trường, không ít SV đã hết 4 năm đào tạo nhưng chưa đủ điều kiện xét tốt nghiệp, trong đó nhiều nhất là chuẩn ngoại ngữ.

Quy định về thời gian đào tạo ĐHTheo Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của Thủ tướng Chính phủ, giáo dục trình độ ĐH có 2 định hướng: nghiên cứu và ứng dụng. Các chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu có mục tiêu và nội dung theo hướng chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học phát triển các công nghệ nguồn làm nền tảng để phát triển các lĩnh vực khoa học ứng dụng và công nghệ.Các chương trình đào tạo định hướng ứng dụng có mục tiêu và nội dung theo hướng phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người.Chương trình đào tạo ĐH có thời gian tương đương 3 - 5 năm học tập trung đối với người tốt nghiệp THPT hoặc người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp, đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ GD-ĐT.

"Quy định này thực sự cần thiết với những trường hợp đặc biệt do những khó khăn trong cuộc sống, có cơ hội hoàn tất việc học để nhận bằng tốt nghiệp. Chẳng hạn, trường từng giải quyết cho một SV đi nước ngoài làm việc ở thời điểm chưa hoàn thành việc học. Trong khung thời gian 8 năm tối đa của chương trình đào tạo, SV nay trở về vẫn đủ thời gian để hoàn thành việc xét tốt nghiệp và nhận bằng", tiến sĩ Hạ cho hay.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Hạ, SV cần có kế hoạch cho bản thân và chủ động hoàn thành việc học trong thời gian sớm nhất. Việc tốt nghiệp đúng tiến độ sẽ giúp người học có nhiều lợi thế hơn về cơ hội việc làm, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức.

Cùng quan điểm, thạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, nhìn nhận điểm mới của quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập suốt đời. Ông Tùng bày tỏ sự ủng hộ điểm mới khi xét điều kiện hoàn cảnh khách quan, có những SV vì hoàn cảnh, khó khăn kinh tế đi làm đến khi quay lại trường thay vì bị trễ, nay còn cơ hội hoàn thành việc học để cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp ĐH.

Tiến sĩ Võ Thái Dân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết hiện các ngành của trường có thời gian đào tạo thiết kế từ 4 - 5 năm rưỡi và thời gian tối đa từ 8 - 11 năm. Theo thông tư 08, SV còn có thêm 3 năm để hoàn thành chuẩn đầu ra ngoại ngữ, công nghệ thông tin. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Dân, SV cần lưu ý muốn được kéo dài thời gian học tập cần phải làm các thủ tục theo quy định các trường. Nếu không xin bảo lưu kết quả học tập mà tự ý nghỉ học, SV có thể bị cảnh báo học vụ và đứng trước nguy cơ bị buộc thôi học theo quy định của quy chế.

Ngày 20-8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Quyết định số 873/QĐ-TTg về việc kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Quyết định nêu rõ, kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu đối với ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Thời gian kéo dài tính từ ngày 16-9-2024.

Hiện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có 1 Bộ trưởng và 5 Thứ trưởng. Trong đó, Thứ trưởng Lê Văn Thanh có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng chỉ đạo các lĩnh vực: Việc làm; chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo đa chiều, bền vững; quan hệ lao động và tiền lương; an toàn lao động; khối doanh nghiệp của Bộ.

Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia; Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo đa chiều, bền vững.

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.

Sáng 6-8, Đoàn Kiểm tra số 1354 của Ban Bí thư do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm Trưởng đoàn làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về "Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa trả lời Bộ Nội vụ về kiến nghị, đề xuất của thanh niên phục vụ Chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm 2024.