Chính Sách Hỗ Trợ Xây Nhà Cho Người Có Công

Chính Sách Hỗ Trợ Xây Nhà Cho Người Có Công

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã có Văn bản hợp nhất số 5161/VBHN-BLĐTBXH Nghị định Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó nêu rõ các đối tượng người có công được hỗ trợ cải thiện nhà ở bằng các hình thức khác nhau.

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã có Văn bản hợp nhất số 5161/VBHN-BLĐTBXH Nghị định Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó nêu rõ các đối tượng người có công được hỗ trợ cải thiện nhà ở bằng các hình thức khác nhau.

Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động nào?

Căn cứ Điều 21 Luật Việc làm 2013 quy định hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên:

Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên

1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tạo việc làm.

2. Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động sau đây:

a) Tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí cho thanh niên;

b) Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;

c) Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp.

3. Chính phủ quy định chi tiết điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.

Như vậy, nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động sau đây:

- Tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí cho thanh niên;

- Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;

- Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp.

(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.

Những hành vi nào bị nghiêm cấm về việc làm?

Căn cứ Điều 9 Luật Việc làm 2013 quy định các hành vi bị nghiêm cấm về việc làm:

- Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp.

- Xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

- Tuyển dụng, sử dụng người lao động vào làm việc trái quy định của pháp luật.

- Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện chính sách về việc làm.

- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

Tổng hợp chính sách hỗ trợ nhà ở cho đối tượng chính sách, hộ nghèo

Cụ thể, các chính sách hỗ trợ nhà ở cho đối tượng chính sách, hộ nghèo bao gồm:

Chính sách hỗ trợ nhà ở tại các huyện nghèo

Về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo tại Dự án 5 của Quyết định 90/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Với mức hỗ trợ trực tiếp là 40 triệu đồng/hộ xây mới, 20 triệu đồng đối với hộ sửa chữa nhà ở, ngân sách địa phương hỗ trợ tối thiểu 10% so với mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương. Thời gian thực hiện từ 2022-2025.

Chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, ngập lụt

Chính sách này được ban hành tại Quyết định 48/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung.

Theo đó, Ngân sách trung ương hỗ trợ từ 12 triệu đồng/hộ đến 16 triệu đồng/hộ tùy theo đơn vị hành chính mà hộ đang cư trú; ngoài ra, các hộ còn được vay mức tối đa 15 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi 3%/năm.

Chương trình này được triển khai từ năm 2014-2021.

Năm 2022, Bộ Xây dựng đã có Tờ trình kèm theo dự thảo Quyết định hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, ngập lụt theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Nhà nước có những chính sách nào nhằm hỗ trợ người lao động trong lĩnh vực việc làm?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Việc làm 2013 quy định chính sách của Nhà nước về việc làm:

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về việc làm

1. Có chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm.

2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường lao động.

3. Có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp.

4. Có chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

5. Có chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

6. Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số.

Theo đó, Nhà nước có những chính sách hỗ trợ người lao động trong lĩnh vực việc làm là:

- Chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường lao động.

- Chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp.

- Chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

- Chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

- Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số.

Nhà nước có những chính sách nào nhằm hỗ trợ người lao động trong lĩnh vực việc làm? (Hình từ Internet)

Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn

Ngày 10/8/2015, Thủ tướng ban hành Quyết định 33/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015; không có sự hỗ trợ trực tiếp mà hộ gia đình chỉ được vay mức tối đa là 25 triệu đồng/hộ với lãi suất ưu đãi là 3%/năm nên nhiều hộ gia đình không cân đối được nguồn vốn để tham gia xây dựng nhà ở bảo đảm quy định đề ra của chương trình này.

Chương trình được thực hiện từ 2015-2020.

Hiện nay, Bộ Xây dựng đang phối hợp cùng các bộ, ngành nghiên cứu dự thảo Quyết định hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, cận nghèo từ Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát để trình Thủ tướng ban hành.

Tổng hợp chính sách hỗ trợ nhà ở cho đối tượng chính sách, hộ nghèo (Hình từ internet)

Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại Dự án thành phần 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Mức hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách trung ương là 40 triệu đồng/hộ xây mới, 20 triệu đồng đối với hộ sửa chữa nhà ở, ngân sách địa phương hỗ trợ tối thiểu 10% so với mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương.

Ngoài ra, hộ gia đình còn được vay vốn ưu đãi về lãi suất để làm nhà ở từ Ngân hàng Chính sách xã hội với mức tối đa là 40 triệu đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2021-2025.

Theo đó, dự kiến mức hỗ trợ 60.000.000 đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở hoặc 30.000.000 đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.

Theo ý kiến của cử tri tỉnh Bình Định, hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn khoảng trên 5.000 hộ gia đình người có công, thân nhân liệt sĩ thuộc các đối tượng là người dân tộc thiểu số, cao tuổi, có hoàn cảnh khó khăn, thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai mà nhà ở có nguy cơ sụp đổ, không an toàn khi sử dụng cần được hỗ trợ cải thiện về nhà ở theo quy định tại Điểm d, Khoản 6, Điều 102 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP (gồm có khoảng trên 2.819 trường hợp cần xây mới và khoảng 2.183 trường hợp cần sửa chữa, cải tạo về nhà ở).

Cử tri kiến nghị xem xét hỗ trợ kinh phí cho địa phương để sớm thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng trên; đồng thời, nâng mức hỗ trợ xây mới nhà ở thấp nhất là 50.000.000 đồng/hộ và mức hỗ trợ sửa chữa, cải tạo nhà ở thấp nhất là 30.000.000 đồng/hộ (trong đó, mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương là 90%; hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh là 10%).

Bộ Xây dựng trả lời cử tri tỉnh Bình Định như sau:

Ngày 9/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14.

Ngày 30/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 131/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (có hiệu lực từ ngày 15/2/2022).

Theo đó, tại Điểm a, Khoản 7, Điều 182 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP quy định: Bộ Xây dựng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương quy định tại Khoản 2, Điều 102 Nghị định này bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 420/BXD-QLN ngày 15/2/2022 và Văn bản số 1287/BXD-QLN ngày 18/4/2022 đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo số liệu các hộ gia đình người có công với cách mạng cần hỗ trợ cải thiện nhà ở, đồng thời đề xuất mức hỗ trợ bằng tiền đối với trường hợp xây mới nhà ở và trường hợp sửa chữa, cải tạo nhà ở.

Trên cơ sở báo cáo số liệu và đề xuất của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trong đó có tỉnh Bình Định), Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 2507/BXD-QLN ngày 11/7/2022 (kèm theo dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương) gửi lấy ý kiến góp ý của các Bộ ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Theo đó, dự thảo dự kiến mức hỗ trợ 60.000.000 đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở hoặc 30.000.000 đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở (mức hỗ trợ cao hơn mức hỗ trợ của Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng).

Về tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương sẽ chủ yếu căn cứ theo quy định của Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 24/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành giai đoạn 2022-2025 để thực hiện.

Sau khi có ý kiến góp ý của các Bộ ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan, Bộ Xây dựng sẽ tiếp thu, giải trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức hỗ trợ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương trong Quý IV/2022 để triển khai thực hiện.