Trong quá trình xuất nhập khẩu, ngoài các khoản phí chính thức được liệt kê trên hợp đồng. Các doanh nghiệp còn phải chịu thêm một số khoản phụ phí phát sinh trong quá trình vận chuyển. Bài viết sau đây của Alpha Express sẽ giúp bạn tổng hợp các loại phụ phí trong xuất nhập khẩu để bạn tham khảo nhé!
Trong quá trình xuất nhập khẩu, ngoài các khoản phí chính thức được liệt kê trên hợp đồng. Các doanh nghiệp còn phải chịu thêm một số khoản phụ phí phát sinh trong quá trình vận chuyển. Bài viết sau đây của Alpha Express sẽ giúp bạn tổng hợp các loại phụ phí trong xuất nhập khẩu để bạn tham khảo nhé!
Phí phát hành vận đơn (B/L Fee) là khoản tiền thu tại cảng xuất hàng, thường ở mức 900.000 VNĐ/bộ B/L/lô hàng. Vận đơn (B/L) là chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu đường biển, xác nhận hợp đồng vận chuyển giữa chủ hàng và hãng tàu.
Phí phát hành vận đơn trong xuất nhập khẩu hàng hóa
Đồng thời, phí phát hành vận đơn là bằng chứng cho việc hãng tàu đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người xuất khẩu khi áp dụng điều kiện giao hàng CIF/FOB.
Phí phát hành lệnh giao hàng (D/O Fee) là chi phí phải trả tại cảng đích để nhận D/O - chứng từ cho phép chủ hàng nhận container. Để được cấp D/O, người nhập khẩu phải giao trả 1 bộ B/L gốc cho hãng tàu. Thông thường, phí phát hành D/O vào khoảng 900.000 VNĐ/bộ D/O/lô hàng.
Phí Late SI được hãng tàu thu khi chủ hàng gửi chỉ thị giao hàng trễ so với thời hạn quy định. Các thông tin bắt buộc phải cung cấp trên SI gồm: hàng hóa, trọng lượng/thể tích, cảng xuất/nhập, người gửi/người nhận, container số... Nếu chủ hàng không gửi SI đúng hạn, họ sẽ chịu phí phạt tùy theo quy định của hãng tàu.
Các loại phí trong xuất nhập khẩu hàng hóa có thể chia thành 2 nhóm chính: phí vận tải và phí dịch vụ logistics. Trong đó, phí vận tải bao gồm cước phí vận chuyển chính (main freight) và các loại phụ phí; phí dịch vụ logistics gồm những khoản liên quan đến kho bãi, thủ tục hải quan, kiểm định, bảo hiểm... Dưới đây là 8 loại phí cơ bản thường gặp:
Phí kho CFS sẽ được thu tại điểm đi và điểm đến của lô hàng. Thông thường, chi phí kho CFS chỉ có ở những hàng lẻ và được thu dựa theo số khối lượng của lô hàng. Loại phí này được xem là tiền công vận chuyển hàng hóa từ bãi container đến kho CFS. Đây là kho chuyên biệt được sử dụng để tập kết hàng hóa xuất khẩu theo hình thức hàng lẻ.
Một loại phụ phí tiếp theo trong xuất nhập khẩu đó là chi phí đổi cảng đích. Phí COD (Change of Destination) đây là phí được thu tại cảng đi hoặc cảng đến dựa vào số lượng container. Phí này được thu khi người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu yêu cầu hãng tàu vận chuyển hàng hóa sang một cảng khác. Để thực hiện việc thay đổi này, các cảng tàu sẽ yêu cầu bạn thanh toán một khoản phí nhất định.
Có thể bạn quan tâm: Dịch Vụ Gửi Hàng Đi Úc Giá Rẻ – Uy Tín, Nhanh Chóng (5-7 Ngày)
Phí thay đổi cảng đích (COD) là khoản phụ phí phát sinh khi người xuất/nhập khẩu đề nghị hãng tàu thay đổi cảng dỡ hàng so với cảng đích ban đầu theo hợp đồng/booking. Việc thay đổi này có thể xuất phát từ yêu cầu thay đổi thị trường hoặc địa điểm giao nhận hàng. Tùy trường hợp cụ thể, hãng tàu sẽ thông báo mức phí COD mà chủ hàng phải chi trả để thực hiện thay đổi theo yêu cầu.
Phí mất cân bằng container là loại phí được thu tại cảng dựa theo số lượng container. Thông thường, loại hàng hóa khi nhập khẩu vào Việt Nam sẽ phải thu khoản phí này. Do Việt Nam là một nước nhập khẩu nhiều nên số lượng container đến nhiều hơn số lượng container đi Do đó, các hãng tàu bắt buộc phải vận chuyển một số container rỗng từ Việt Nam đi các nước khác. Vì vậy, họ sẽ phải thu một khoản phí để bù đắp vào khi vận chuyển container rỗng.
Phí gửi thông tin Sl trễ sẽ được thu tại cảng đi của mỗi lô hàng. Các hãng tàu sẽ đưa ra thời gian cụ thể để người xuất khẩu gửi thông tin cần ghi lên trên bill. Nếu quá thời hạn mà họ mới gửi về thì sẽ phải đóng thêm phí Sl trễ.
Loại phí này chỉ áp dụng với các loại hàng xuất. Khi phát hành một bộ B/L cho bên vận chuyển, sau khi bên vận chuyển lấy về hoặc do một số nguyên nhân nào đó cần phải chỉnh sửa một số chi tiết trên B/L. Và có yêu cầu hãng tàu chỉnh sửa thì họ sẽ thu một khoản phí chỉnh sửa.
Thông thường, loại phí PSS (Peak Season Surcharge) này sẽ được thu vào mùa cao điểm gồm các tháng: 1, 10, 11, 12 do số lượng cầu vượt quá nhu cầu cung. Đây là các khoản phí mà hãng tàu thu để tăng lợi nhuận. Do đó, nơi có nhu cầu cao nhưng hàng khan hiếm thì phụ phí PSS sẽ càng cao.
Đây là phí được thu vào mùa cao điểm và thường được áp dụng với các loại hàng hóa xuất khẩu đi Mỹ. Cũng tương tự như phụ phí PSS, phụ phí GRI sử dụng với mục đích tăng lợi nhuận cho các hãng tàu và mức thu này sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường.
Trong những trường hợp chủ hàng muốn xuất khẩu các container nặng hơn mức mong muốn thì họ cần phải chi trả thêm khoản phí vượt trọng lượng. Mức thu của khoản phí này sẽ tùy vào trọng tải và quy định của từng hãng tàu.
Phí cầu cảng (THC) là khoản phí thu tại cảng nơi lô hàng xuất phát, tính dựa trên số lượng và loại container (20'DC, 40'DC, 40'HC, 45'HC, container lạnh...). THC bao gồm chi phí thuê nhân công bốc xếp, thiết bị xếp dỡ container lên xuống và phí sử dụng bến bãi, cơ sở hạ tầng cảng.
Đây là một trong những loại phí cơ bản và chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí xuất nhập khẩu. Mức THC sẽ được đại lý vận tải thông báo chi tiết cho khách hàng tùy theo số lượng và chủng loại container sử dụng.
Phí niêm phong chì (Seal Fee) là khoản phí dùng để mua seal niêm phong các container của đại lý vận tải. Phí này được thu tại cảng xuất hàng và tính theo đơn vị container. Mỗi seal có một số hiệu duy nhất, giúp theo dõi, kiểm soát hàng hóa và phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Seal trong vận chuyển container
Mức phí niêm phong thường vào khoảng 200.000VNĐ/seal. Trường hợp bị mất hoặc hỏng seal, chủ hàng cần liên hệ với đơn vị vận tải để xin cấp lại và chịu phí tương ứng.
Bên cạnh những loại phí chính phổ biến, xuất nhập khẩu còn tiềm ẩn một số phụ phí gia tăng khác như:
Bài viết trên đây, 247Express đã tổng hợp về các loại phí trong xuất nhập khẩu hàng hóa đa phương thức vận tải. Để tối ưu chi phí logistics, doanh nghiệp cần nắm vững bản chất, cơ chế và mức thu của từng loại phí, đồng thời tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng phương án vận chuyển hợp lý.
Phí vệ sinh container là khoản phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng có yêu cầu làm sạch container trước khi giao hàng hoặc khi trả rỗng. Mức phí này sẽ phụ thuộc vào số lượng container cần xử lý và tình trạng vệ sinh thực tế.
Một khoản phí phát sinh để làm sạch container
Thông thường, phí vệ sinh container dao động từ 15 USD đến 50 USD/container.
Phí kho ngoại quan (CFS - Container Freight Station) là khoản phí dịch vụ xếp/dỡ hàng lẻ (gom hàng) từ container về kho CFS hoặc đóng hàng lẻ vào container tại cảng.
Phí CFS có thể phát sinh tại cảng xuất hoặc nhập
CFS thường được sử dụng cho lô hàng nhỏ (LCL - Less than Container Load). Đơn vị tính phí CFS là mét khối (CBM) hoặc tấn (TON), tùy theo quy định của kho và thỏa thuận trên hợp đồng.
Ngoài các loại phụ phí trong xuất nhập khẩu trên, khi vận chuyển hàng hóa bạn còn phải trả thêm chi phí vệ sinh container. Đây là loại phụ phí được thu tại điểm đến và tùy theo số lượng container. Phí vệ sinh này được chi trả khi chủ hàng sử dụng dịch vụ làm sạch container hàng hóa. Với mức phí này sẽ được thu tùy theo loại container mà chủ hàng sử dụng để vận chuyển.