Bắt đầu từ năm 2022, Tổng cục hải quan đã ban hành và sửa đổi một số điều trong biểu thuế xuất nhập khẩu. Cụ thể những thay đổi về Biểu thuế xuất nhập khẩu 2022 có những thay đổi như thế nào so với biểu thuế XNK 2021? Sau đây Lacco sẽ cùng các bạn tìm hiểu nội dung chi tiết nhé!.
Bắt đầu từ năm 2022, Tổng cục hải quan đã ban hành và sửa đổi một số điều trong biểu thuế xuất nhập khẩu. Cụ thể những thay đổi về Biểu thuế xuất nhập khẩu 2022 có những thay đổi như thế nào so với biểu thuế XNK 2021? Sau đây Lacco sẽ cùng các bạn tìm hiểu nội dung chi tiết nhé!.
+ Thuế NK = Trị giá tính thuế hàng NK * Thuế suất thuế NK
+ Thuế TTĐB = Thuế suất thuế TTĐB * (Trị giá tính thuế NK + Thuế NK)
+ Thuế BVMT = Thuế suất tuyệt đối thuế BVMT * Lượng hàng
+ Thuế GTGT= (Giá tính thuế hàng nhập + Thuế NK + Thuế TTĐB + Thuế BVMT)* Thuế suất thuế GTGT.
Để đảm bảo tính chính xác trong quá trình làm hàng và thuế xuất nhập khẩu 2022 được chính xác, các bạn cần tìm hiểu chi tiết trong các cuốn biểu thuế xuất nhập khẩu để tra ra mức thuế suất đúng nhất theo quy định.
Tuy nhiên trong quá trình khai báo mã số HS code hàng hóa để tính thuế rất nhiều cá nhân hoặc doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn. Từ đó gây ra những sai lầm gây ảnh hưởng lớn đến quá trình xuất nhập khẩu.
Để giải quyết những vấn đề khó khăn và rủi ro này, các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến công ty Giao nhận vận tải quốc tế Lacco để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ giải quyết tờ khai hải quan, tính biểu thuế XNK chi tiết cho từng loại và lô hàng hóa theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: [email protected]
Dưới đây là Biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2022 do chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai – Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh tích hợp và cập nhật thêm:
1. Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam theo Thông tư 65/2017/TT-BTC.
2. Các biểu thuế liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: Tổng cộng 25 biểu thuế, gồm: Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu thông thường, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu thuế GTGT, Biểu thuế TTĐB, Biểu thuế BVMT & 16 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, 03 biểu thuế xuất khẩu ưu đãi của VN tham gia các Hiệp định thương mại song phương và đa phương
3. Các chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu theo mã HS của Chính phủ và các Bộ, Ngành: Tổng cộng 82 loại chính sách áp dụng đối với 8.289/10.813 mã HS.
4. Các quy tắc mặt hàng cụ thể kèm theo các biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
Link download:Google drive: https://tinyurl.com/btxnk2022
AIRSEAGLOBAL – Chuyên thủ tục nhập khẩu Mỹ phẩm, Thực phẩm chức năng, Thiết bị y tế
1.Xin giấy phép nhập khẩu thông tư 30
2. Xin đăng ký lưu hành thiết bị y tế BCD
3. Phân loại (Theo nghị định 169 – Chuẩn vào thầu)
4. Xin Công bố đủ điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại BCD
6. Xin công bố đủ điều kiện sản xuất
7. Vận chuyển Exw, Fob khai hải quan trọn gói
8. Thủ tục tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất hàng y tế
9. Hỗ trợ khách vào các Group Zalo bán hàng y tế, Tuyển dụng nhân sự y tế, Tìm nhà cung cấp, Group Hỗ trợ nhập khẩu y tế ( Hệ sinh thái của Airseaglobal Group )
10. Sửa các loại công bố A, Công bố đủ đk kinh doanh BCD, Công bố đủ điều kiện sản xuất
11. Dịch vụ làm chứng chỉ lưu hành tự do cho hàng loại A sản xuất trong nước
Cách tra cứu thuế suất cũng khá đơn giản, nhưng bạn cần biết trước Mã HS của hàng hóa
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu thì:
Thuế suất ưu đãi: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
Thuế suất thông thường: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.
Biểu thuế XNK 2022 cũng là căn cứ để tra mã HS, từ đó có thể xác định được mức thuế suất của hàng hóa xuất nhập khẩu.
Bạn có thể mở và tải file Biểu thuế xuất nhập khẩu 3 năm gần đây:
Mỗi năm đều thấy có biểu thuế dưới dạng file. Mấy năm gần đây, công ty tôi hay dùng file do anh Vũ Quý Hưng - hải quan Quảng Ninh biên soạn (cám ơn bác Hưng đã bỏ thời gian làm việc này!). Chính là file tôi để trong đường link phía trên.
File excel này có ưu điểm là rất tiện dụng. Bạn chỉ cần tải về máy tính, khi nào cần thì mở ra sử dụng. Khả năng tìm kiếm trên file excel rất nhanh so với sách giấy. Do đó, khi phải tra cứu mã HS hay thuế suất của 1 mặt hàng nào đó, có thể chỉ cần vài thao tác và 1 cú nhấp chuột là có kết quả. Tất nhiên, để có kết quả chính xác thì phải làm nhiều lần, loại bỏ, so sánh, chọn kết quả tối ưu nhất. Và tìm được nhanh hay chậm cũng phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và kỹ năng tra cứu mã HS của hàng hóa.
Còn nếu như bạn có mã HS rồi, mà muốn tra cứu mức thuế suất, thì quá đơn giản.
Với hàng nhập khẩu, chọn phần thuế nhập, nhấn Ctrl+F, gõ mã HS vào, và Enter là đến dòng hàng cần tra. Nhìn sang bên phải tìm cột mã thuế phù hợp, chẳng hạn có C/O hay không, nếu có thì theo mẫu nào (ví dụ: Form D). Dóng theo cột tương ứng sẽ tìm được mức thuế cần tra cứu.
Với hàng xuất khẩu thì chọn Tab thuế xuất khẩu ở Sheet có tên XK gần cuối cùng bên phải, và cũng thao tác tương tự như với hàng nhập. Cách làm tương tự với thuế Tiêu thụ đặc biệt (ĐB) hay thuế môi trường (MT).
Dùng file thì nhanh, nhưng cũng có nhược điểm là chưa thể tin tưởng 100%. Đồng thời có nhiều khi phải đọc kỹ, đối chiếu chéo giữa hai hay nhiều mã HS, thì không tiện vì phải Search nhiều lần. Khi đó sách giấy mới phát huy tác dụng.
Sách này cũng mỗi năm phát hành một cuốn khoảng trên dưới 500 trang. Hết năm lại bỏ đi, mua cuốn năm mới (cũng hơi tiếc!).
Sách do nhiều nhà xuất bản phát hành, nội dung giống nhau, chỉ hình thức là khác nhau chút ít. Cá nhân tôi thì thích dùng Biểu thuế xuất nhập khẩu của Nhà xuất bản Tài chính: hình thức dễ đọc, mà dù sao cũng của Tài chính thì cảm giác (cảm tính!) cũng yên tâm hơn 1 chút xíu.
Bạn có thể mua ở hiệu sách, nhưng không hay có sẵn vì không phải là thể loại sách phổ biến, và đối tượng sử dụng không rộng rãi. Nhưng có thể mua online, khá nhiều kênh, chỉ cần để ý lựa chọn để có kênh tốt, và chọn phương án nhận sách mới trả tiền, cho đỡ rủi ro.
Tôi hay mua của 1 nhà sách online hàng năm, nên cứ cuối năm là tôi điện báo trước, khi nào có sách họ gửi, kèm theo hóa đơn tài chính viết cho công ty tôi. Vậy cũng khá tiện.
Nhưng tôi xin lưu ý: sách biểu thuế thường phải từ giữa đến cuối tháng 1 hàng năm mới có. Do đó, vào thời điểm đầu tháng 1 dương lịch, nếu phải tra cứu, bạn đành phải dùng file excel. Hoặc cũng có thể tra online như cách tôi sẽ trình bày tiếp theo đây.
Để tra cứu, bạn có thể dùng một vài nguồn như website Tổng cục hải quan, văn bản pháp luật liên quan đến biểu thuế… Tôi sẽ nêu từng nguồn dưới đây.