TRANG THÔNG TIN TỔNG HỢP UBND HUYỆN VĂN YÊN - TỈNH YÊN BÁI
TRANG THÔNG TIN TỔNG HỢP UBND HUYỆN VĂN YÊN - TỈNH YÊN BÁI
Đình Đa Ngưu hay còn gọi là "đình trăm cột", nằm giữa làng Đa Ngưu là một ngôi đình cổ giữ được khá nguyên vẹn kiến trúc và di vật quý giá. Theo truyền thuyết, làng Đa Ngưu có địa thế đẹp, thoáng mát, được xem là "Hình nhân quái bảng", nên người dân đã xây dựng ngôi đình này tại đây.
Địa điểm du lịch Văn Giang Hưng Yên với tuổi đời gần 7 thế kỷ, mang phong cách kiến trúc thời Lý - Trần, được thiết kế theo hình chữ "Sĩ" gồm hai tòa tiền tế và hậu cung, tượng trưng cho "học trò và người trí thức". Ngôi đình còn được gọi là "đình trăm cột" bởi có 100 cây cột gỗ, được kết nối bằng kỹ thuật đố mộng tinh xảo, không dùng đinh. Ban đầu các thợ đều lắc đầu nhưng về sau, có một thợ đến nhận làm nhưng chỉ xin dựng 100 cột, 1 cây còn lại thì chẻ ra làm tông đục.
Đình thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử, một trong "Tứ bất tử" của tín ngưỡng Việt Nam, cùng hai vị phu nhân Tiên Dung và Tây Sa công chúa. Đình được xây dựng vào năm 1706, trùng tu năm 1910 theo kiến trúc tiền Nhất hậu Đinh, năm 1910 thời Nguyễn trùng tu lại gồm 3 tòa với các chi tiết chạm trổ tinh vi.
Đình Đa Ngưu sở hữu kiến trúc đồ sộ và được điêu khắc hết sức tinh xảo. Đình còn nổi tiếng khi sở hữu đến 100 cây cột bằng gỗ lim hiếm có, được xếp hạng là Di tích Quốc gia năm 1995. Đình Đa Ngưu là nơi nét tài hoa của những người thợ Việt xưa được lưu giữ, hiếm ngôi đình nào được dựng 100 cột từ 101 cây gỗ như nơi này.
Hàng năm, hội làng diễn ra vào ngày 12-15/2 âm lịch, với nghi thức tắm rửa các ngai thờ. Du khách đến thăm đình vào mùa hè sẽ được thư giãn trong không gian tĩnh lặng và hương sen thơm ngát.
Trên đây Luhanhvietnam đã giới thiệu đến bạn những địa điểm du lịch Văn Giang Hưng Yên nổi tiếng hút khách hàng đầu. Vùng đất Phố Hiến luôn mang trong mình nhưng điều hấp dẫn, nếu có dịp ghé Văn Giang đừng quên check in các địa điểm thú vị này nhé!
Hà Lê (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn
P.V: Xin đồng chí cho biết những kết quả đạt được trong công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) trên địa bàn huyện Văn Yên thời gian qua?
Đồng chí Lê Thành Hùng: Trong những năm qua, huyện Văn Yên luôn quan tâm đến công tác giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động với rất nhiều giải pháp. Trong đó, việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài bước đầu đã đạt được kết quả tích cực. Trong 3 năm liên tiếp (từ 2022 đến nay), Văn Yên đều hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao với 388 lao động được đi làm việc theo hợp đồng lao động ở nước ngoài. Nhận thức của người dân về việc đi lao động ở nước ngoài đã dần thay đổi, số lao động năm sau đi LĐXK cao hơn năm trước.
Thông qua công tác XKLĐ, ngoài việc tạo thu nhập cao còn giúp người lao động rèn luyện được tác phong lao động công nghiệp, kỷ luật lao động của các nước tiên tiến. Đến nay, đa số lao động trở về địa phương đều có cuộc sống tốt hơn trước. Với kinh nghiệm thực tiễn và số tiền có được khi tham gia XKLĐ, nhiều lao động đã tự mở các cơ sở sản xuất, kinh doanh, không những tạo việc làm mới cho gia đình mà còn thu hút được lao động bên ngoài, góp phần tích cực giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Đồng chí Lê Thành Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên.
P.V: Để đạt kết quả khả quan trong công tác XKLĐ, trong quá trình triển khai thực hiện, địa phương có phải vượt qua khó khăn nào không?
Đồng chí Lê Thành Hùng: Trong những năm qua, với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở, công tác XKLĐ trên địa bàn huyện Văn Yên đã đạt được những kết quả tích cực, qua đó giúp cho người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập cao, ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì công tác XKLĐ còn một số khó khăn, hạn chế như rào cản do phong tục, tập quán của một bộ phận nhân dân không muốn rời nhà để đi làm việc ở nơi xa.
Cùng với đó, với đặc thù là huyện miền núi, người lao động còn ngại học ngoại ngữ, do đó số lượng tham gia XKLĐ tuy hàng năm dẫn đầu tỉnh nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Việc phối hợp giữa các địa phương với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện trong việc hỗ trợ cho người lao động vay vốn tham gia XKLĐ, đặc biệt là lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo cũng có lúc chưa kịp thời. Bên cạnh đó, còn có địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác XKLĐ, công tác tuyên truyền còn hạn chế, một bộ phận người lao động còn thiếu thông tin về thị trường lao động; do ảnh hưởng trước đây có một số lao động đi làm việc ở nước ngoài gặp những rủi ro cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động.
P.V: Để khắc phục khó khăn, hoàn thành chỉ tiêu đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài trong năm 2024 và những năm tiếp theo, huyện sẽ có những giải pháp tiếp theo, thưa đồng chí?
Đồng chí Lê Thành Hùng: Để công tác đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài tiếp tục đạt kết quả tích cực, thời gian tới, huyện sẽ quán triệt sâu rộng Nghị quyết số 45/2024/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh và Đề án đưa lao động tỉnh Yên Bái đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2024 – 2030 đến từng tổ chức Đảng, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, là khâu đột phá trong tạo việc làm mới cho thu nhập cao và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương.
Cùng với đó, huyện xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết và Đề án của tỉnh đồng thời kiện toàn lại Ban chỉ đạo huyện, phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương, từng thành viên trong Ban chỉ đạo với mục tiêu phải thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 45 của HĐND tỉnh; coi trọng công tác tuyên truyền để người lao động thấy được lợi ích khi tham gia các thị trường lao động ở nước ngoài, trong đó đặc biệt quan tâm đến nhóm lao động thiếu việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định và nhóm có việc làm ổn định nhưng thu nhập thấp, tuyên truyền giúp người dân từng bước xóa bỏ rào cản do phong tục, tập quán để gia đình và người thân yên tâm cho con em tham gia LĐXK.
Huyện sẽ thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành của tỉnh, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện và UBND các xã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để người lao động hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định và các chế độ hỗ trợ đối với người lao động; thực hiện tốt công tác bảo hộ hợp pháp đối với người lao động, phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, lựa chọn các doanh nghiệp có uy tín được cấp có thẩm quyền cho phép vào địa bàn làm công tác tuyển dụng lao động, đồng thời kiên quyết xử lý đối với các tổ chức, cá nhân lợi dụng vào địa bàn khi không đủ điều kiện, gây dư luận xấu và làm thiệt hại cho người lao động.
P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
Bài “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên” nói riêng và phần học “Tình hình nhiệm vụ của địa phương” nói chung là một phần học có nội dung quan trọng trong giáo dục lịch sử, truyền thống của quê hương, đất nước. Đồng thời, để học viên là cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc về lịch sử đảng bộ và tình hình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương mình.
Giảng dạy bài “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên” nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về lịch sử toàn Đảng, lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên. Qua đó, bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước cho học viên, giúp học viên nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về lịch sử phát triển, đấu tranh qua các thời kì cách mạng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong dòng chảy của lịch sử dân tộc và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, nâng cao niềm tin của các thế hệ hôm nay và mai sau vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Phục vụ đắc lực cho việc thực hiện đường lối, nhiệm vụ chính trị hiện nay của Đảng bộ tỉnh để rút ra những bài học kinh nghiệm và phát huy truyền thống quý báu của Đảng ta trong giai đoạn cách mạng mới.
Thực tế quá trình thời gian qua, giảng dạy lịch sử Đảng bộ địa phương đã đạt được những kết quả bước đầu, có ý nghĩa nhiều mặt, tiếp tục khẳng định và làm sáng tỏ hơn tính tất yếu sự ra đời, phát triển của Đảng bộ; những kinh nghiệm trong hoạt động, xây dựng tổ chức và lãnh đạo của Đảng bộ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai giảng dạy còn một số vấn đề bất cập, khó khăn.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy bài “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên” cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:
Một là, cần thay đổi nhận thực về việc giảng dạy Lịch sử Đảng bộ tỉnh trong chương trình TCLLCT-HC
Tình yêu quê hương chính là cơ sở của lòng yêu nước. Hơn nữa, tình cảm gắn bó với quê hương là một động lực quan trọng thúc đẩy các học viên, nhất là các học viên ở cơ sở nắm bắt đầy đủ những điều kiện tự nhiên và xã hội; những phong tục tập quán, giá trị truyền thống của địa phương mình để có thể đề ra được những chính sách phát triển kinh tế-xã hội của địa phương hợp lý.
Giảng dạy tốt nội dung Lịch sử Đảng bộ tỉnh chính là một việc làm có ý nghĩa thiết thực trong việc giúp cho các học viên kết hợp cả lý luận và thực tiễn vận dụng vào giải quyết các vấn đề ở cơ sở...
Hai là, giảng viên lựa chọn những nội dung cốt lõi của chuyên đề để giảng dạy
Bài “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên”, có lượng kiến thức rất nhiều, thời gian dài, không chỉ làm rõ quá trình từ Chi bộ Cộng sản đầu tiên ra đời (1929) đến quá trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo sự nghiệp CNH,HĐH hiện nay. Mặt khác, bài học còn phải làm rõ vị trí địa lý, tự nhiên và truyền thống văn hóa của tỉnh. Trong lượng thời gian 8 tiết cả lý thuyết và thảo luận giảng viên không thể giảng hết tất cả các nội dung trong bài học. Chính vì vậy, giảng viên cần lựa chọn những nội dung cốt lõi, trọng tâm của chuyên đề để làm sâu, làm rõ vấn đề giúp học viên tiếp thu bài một cách dễ dàng, hiệu quả, làm nổi bật được sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự vận dụng linh hoạt đường lối chủ trương…của Đảng Cộng Sản trong hoàn cảnh thực tế tại địa phương.
Ba là, giảng viên cần tăng cường đi nghiên cứu thực tế tại cơ sở, tham quan các di tích lịch sử của tỉnh
Mỗi một sự kiện lịch sử đều diễn ra tại địa phương và địa điểm nhất định. Giảng viên tham gia nghiên cứu thực tế, tham quan các di tích lịch sử của tỉnh ở các địa phương, giúp giảng viên có thêm nhiều kiến thức thực tiễn về các sự kiện lịch sử của tỉnh từ đó vận dụng vào bài giảng, để nội dung bài giảng thêm sinh động nhằm nâng cao chất lượng công tác giảng dạy.
Việc tổ chức các buổi học ngoại khóa, đưa học viên đi tham quan các địa danh, di tích lịch sử văn hóa ở địa phương cũng góp phần rất lớn vào việc giúp học viên khắc sâu kiến thức bài giảng, gắn bó với quê hương đất nước.
Bốn là, đổi mới và sử dụng linh hoạt phương pháp giảng dạy
Lịch sử Đảng nói chung và Lịch sử Đảng bộ tỉnh nói riêng là môn học dựng lại quá khứ thông qua các sự kiện, con số để phân tích và rút ra bài học sinh động cho thực tiễn ngày nay. Bản thân Lịch sử Đảng nên đổi mới phương pháp giảng dạy để biến người học từ người bị động tiếp nhận kiến thức thành người chủ động đi tìm kiến thức, chắp nối sự kiện, khái quát vấn đề và nhận thức đúng về bài học lịch sử. Giảng viên cũng có thể đưa ra các chủ đề, vấn đề lịch sử để người học tự tìm tài liệu, phân tích và đánh giá. Trên cơ sở đó, giảng viên sẽ kết luận vấn đề.
Với bài “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên” là một bài rất dài và rất phong phú sự kiện. Do đó, giảng viên cần đổi mới và sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực là một trong những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bài học. Giảng viên cũng nên sưu tầm nhiều hình ảnh, bộ phim, các tình huống mô phỏng để nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Năm là, kết hợp giảng dạy Lịch sử Đảng bộ tỉnh với Lịch sử Đảng và các môn khoa học khác
Lịch sử Đảng bộ tỉnh là bộ phận hợp thành Lịch Sử Đảng, làm phong phú, sáng tỏ thêm cho lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc. Việc giảng dạy lịch sử địa phương không chỉ giúp cho học viên hiểu sâu sắc hơn kiến thức lịch sử dân tộc mà quan trọng là góp phần trực tiếp hình thành, bồi dưỡng thêm cho học viên tình yêu quê hương, cội nguồn của lòng yêu nước.
Việc kết hợp Lịch sử đảng bộ tỉnh và Lịch sử Đảng trong giảng dạy, giúp vấn đề lịch sử được mổ xẻ, tìm thấy dòng chảy lịch sử của địa phương cùng với dòng chảy lịch sử của Đảng và dân tộc, học viên có đủ trình độ và kiến thức khoa học để đánh giá. Ví dụ: Khi giảng về Cao trào kháng Nhật cứu nước tại Hưng Yên thì ngay trong đêm 12/3/1945 giàng thắng lợi trong trận đánh đồn Bần, đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá rất cao. Coi trận đánh đồn Bần là "Trận đánh du kích kiểu mẫu ở đồng bằng". Đây chính là sự nhanh nhạy của Hưng Yên thực hiện ngay Chỉ thị của TWĐ “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”....Vì thế, nguồn tư liệu phong phú của lịch sử địa phương sẽ không thuần túy dừng ở việc cung cấp và minh họa cho Lịch sử Đảng mà còn thực hiện chức năng tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, giải thích quy luật và đúc rút bài học kinh nghiệm lịch sử, làm tăng thêm tính lôgic. Nhất là khi phân tích sự vận dụng sáng tạo các đường lối, chính sách của Đảng vào điều kiện cụ thể ở địa phương; sự kết hợp giữa các cách tiếp cận làm tăng thêm tính thuyết phục, càng làm cho người học thấm thía, hiểu rõ quy luật phát triển của lịch sử và đúc rút được những bài học lịch sử hữu hiệu cho mình.
Như vậy, người học càng hiểu biết sâu rộng về Lịch sử Đảng bộ tỉnh càng có căn cứ khoa học để hiểu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, nhận thức được sự đóng góp của địa phương đối với đất nước và những sự kiện của lịch sử Đảng cũng trở nên gần gũi với thực tiễn địa phương.
Ngoài ra, giảng viên có thể kết hợp giảng dạy Lịch sử Đảng bộ tỉnh với các môn khoa học khác như văn học...Ví dụ: Khi giảng về Hưng Yên trong giai đoạn xây dựng CNXH, nhất là đi xây dựng vùng kinh tế mới thì giảng viên liên hệ với Tác phẩm "Mùa lạc" của nhà văn Nguyễn Khải (tác phẩm viết về nhân vật Đào quê Hưng Yên, lên sống và xây dựng kinh tế mới ở nông trường Điện Biên;)
Sáu là, coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng truyền thống
Các ngành, các cấp phải xác định đây là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác tư tưởng, công tác xây dựng Đảng. Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử Đảng bộ, truyền thống của địa phương trong các nhà trường trên địa bàn tỉnh, trong cán bộ, đảng viên và nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú sinh động, rộng khắp và phù hợp với từng đối tượng, trên báo chí, phát thanh truyền hình, bằng nói chuyện tọa đàm giữa các nhân chứng lịch sử với các thế hệ trẻ...
Nhà trường cần sự phối hợp và hợp tác giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị và lãnh đạo các cấp, nhất là phòng chuyên môn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở Văn hóa, thể thao và du lịch để công tác nghiên cứu và giảng dạy, truyên truyền lịch sử Đảng bộ ngày càng chất lượng và hiệu quả, góp phần tích cực vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ của nhà trường.
Tóm lại, “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên” là một trong bài học nằm trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính. Giảng dạy về lịch sử Đảng bộ tỉnh có ý nghĩa sâu sắc đối với người học, giúp học viên nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử; góp phần tạo động lực cho kinh tế - xã hội phát triển. Do đó, nâng cao chất lượng giảng dạy bài “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên” trong Chương trình TCLLCT-HC là một yêu cầu đặt ra hiện nay./.